[C++] Đề cương lập trình hướng đối tượng CNTT K7

Thảo luận trong 'Visual C++' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 7/6/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    #1 Trần Văn Cường, 7/6/16
    Chỉnh sửa cuối: 13/6/16
    [C++] Đề cương lập trình hướng đối tượng CNTT K7 - Đáp án tham khảo


    I. LỚP ĐIỂM

    Viết chương trình nhập vào tọa độ (x, y) của một dãy điểm. Tìm cặp điểm có khoảng cách xa nhất. Hiện thị cặp đó và khoảng cách xa màn hình
    1. Xây dựng lớp điểm gồm mô tả điểm trong không gian.
    Các thành phần thuộc tính.

    - Biến nguyên n là số lượng điểm trong dãy.
    - Hai mảng HD[n], TD[n] chứa hoành độ và trung độ

    Viết chương trình nhập vào tọa độ (x, y) của một dãy điểm. Tìm cặp điểm có khoảng cách xa nhất. Hiện thị cặp đó và khoảng cách xa màn hình theo 3 phương pháp sau

    + Sử dụng phương thức
    + Sử dụng hàm tự do.
    + Sử dụng hàm bạn.

    [Tham Khảo Code]

    Hai *x, *y là hai con trỏ, trỏ tới vùng nhớ chứa dãy hoành độ và tung độ. Viết chương trình nhập vào tọa độ (x,y) của một dãy điểm. Tìm cặp điểm có khoảng cách xa nhất. Hiển thị cặp điểm đó và khoảng cách ra màn hình
    2. Xây dựng lớp điểm gồm:
    Các thành phần thuộc tính
    Biến nguyên n là số lượng điểm trong dãy.

    - Hai *x, *y là hai con trỏ, trỏ tới vùng nhớ chứa dãy hoành độ và tung độ. Viết chương trình nhập vào tọa độ (x,y) của một dãy điểm. Tìm cặp điểm có khoảng cách xa nhất. Hiển thị cặp điểm đó và khoảng cách ra màn hình theo 3 phương pháp sau

    - Sử dụng phương thức.
    - Sử dụng hàm tự do.
    - Sử dụng Hàm bạn.

    [CODE tham khảo]

    II. LỚP SỐ PHỨC

    Viết chương trình nhập vào hai số phức SP1, SP2. Tính tổng và hiệu hai số phức trên hiển thị kết quả ra màn hình
    1. Xây dựng lớp số phức mô tả các đối tượng số phức lớp gồm:
    Các thành phần thuộc tính:
    - a, b là các số nguyên mô tả phần thực và phần ảo của số phức.
    Các phương thức:
    - Phương thức nhập số phức
    - Phương thức hiển thị số phức (a + ib)

    Viết chương trình nhập vào hai số phức SP1, SP2. Tính tổng và hiệu hai số phức trên hiển thị kết quả ra màn hình theo các phương pháp sau:

    - Sử dụng phương thức
    - Sử dụng hàm tự do.
    - Sử dụng hàm bạn.
    - Sử dụng hàm toán tử (operator+; operator-)

    [CODE THAM KHẢO]

    Viết chương trình nhập vào một mảng gồm n số phức. Tính và hiển thị ra màn hình tổng các số phức đã nhập
    2. Xây dựng lớp số phức mô tả các đối tượng số phức lớp gồm:
    * Các thành phần thuộc tính:
    - a,b là các số nguyên mô tả phần thực và phần ảo của số phức.

    * các phương thức:
    - Phương thức nhập theo số phức
    - Phương thức hiển thị số phức (a + ib)


    Viết chương trình nhập vào một mảng gồm n số phức. Tính và hiển thị ra màn hình tổng các số phức đã nhập bằng các phương pháp nhau:

    - Sử dụng phương thức.
    - Sử dụng hàm tự do.
    - Sử dụng hàm bạn.
    - Sử dụng hàm toán tử.

    [CODE THAM KHẢO]

    Viết chương trình nhập vào một mảng gồm n số phức. Nhập tiếp một số phức. Tìm số phức đã nhập xem có trong dãy số phức đã nhập không, nếu có hiện thị ví trí ra màn hình.
    3. Xây dựng lớp số phức mô tả các đối tượng số phức lớp gồm:

    * Các thành phần thuộc tính:
    - a, b là các số nguyên mô tả phần thực và phần ảo của số phức.

    * Các phương thức:
    - Phương thức nhập số phức
    - Phương thức hiển thị số phức (a + ib)
    - Phương thức toán tử == để so sánh hai số phức.

    Viết chương trình nhập vào một mảng gồm n số phức. Nhập tiếp một số phức. Tìm số phức đã nhập xem có trong dãy số phức đã nhập không, nếu có hiện thị ví trí ra màn hình.

    [CODE THAM KHẢO]


    III. LỚP PHÂN SỐ

    Viết chương trình thực hiện việc nhập vào hai phân số a,b. Thực hiện tính tổng, hiệu, thích, thương hai phân số a,b trên
    1. Xây dựng lớp phân số mô tả đối tượng phân số gồm các thành phần:

    * Các thành phần thuộc tính:
    - a: mô tả phần tử số; b: mô tả phần mẫu số.

    * Các phương thức:
    - Phương thức nhập phân số
    - Phương thức hiển thị phân số (dạng a/b)

    Viết chương trình thực hiện việc nhập vào hai phân số a,b. Thực hiện tính tổng, hiệu, thích, thương hai phân số a,b trên theo phương pháp

    - Sử dụng phương thức
    - Sử dụng hàm tự do
    - Sử dụng hàm bạn.
    - Sử dụng phương thức toán tử

    [CODE THAM KHẢO]

    Viết chương trình thực hiện việc nhập vào một dãy gồm n phân số và thực hiện các công việc sau:
    2. Xây dựng lớp phân số mô tả đối tượng phân số gồm các thành phần:

    * Các thành phần thuộc tính:
    - a: mô tả phần tử số; b: mô tả phần mẫu số.

    * Các phương thức:
    - Phương thức nhập phân số
    - Phương thức hiện thị phân số (dạng a/b)


    Viết chương trình thực hiện việc nhập vào một dãy gồm n phân số và thực hiện các công việc sau:

    - Xây dựng toán tử > dùng để so sánh hai phân số. Tiến hành sắp xếp mảng phân số đã nhập theo chiều tăng dần. Hiển thị ra màn hình.
    - Xây dựng toán tử >= dùng để só sánh hai phân số. Tìm và hiển thị phân số lớn nhất ra màn hình.
    - Xây dựng toán tử >= dùng để so sánh hai phân số. tìm và hiển thị phân số nhỏ nhật ra màn hình.
    - Xây dựng hàm rút gọn dùng để rút gọn phân số. Hiển thị ra dãy phân số đã nhập dưới dạng rút gọn.
    - Xây dựng toán tử == để so sánh hai phân số. Nhập thêm một phân số X. Hỏi xem X có trong dãy phân số đã nhập hay không.

    [Code Tham Khảo]


    I.V LỚP VECTOR

    Viết chương trình nhập vào 2 vector a,b và thực hiện việc cộng, trừ, nhân hai vector
    1. Xây dựng lớp vector để mô tả đối tượng vector. Gồm các thành phần:

    * Thành phần thuộc tính:
    - Số phần tử n nguyên
    - Một con trỏ *v trỏ đến các thành phần dữ liệu.

    * Thành phần phương thức:

    - Hàm tạo (Có đối và không đối)
    - Hàm hủy
    - Phương thức nhập dùng để nhập vector
    - Phương thức hiển thị dùng để hiển thị các vector
    - Toán tử = để gán một vector cho một vector.

    Viết chương trình nhập vào 2 vector a,b và thực hiện việc cộng, trừ, nhân hai vector bằng các phương pháp sau:

    - Dùng phương thức.
    - Dùng hàm bạn.
    - Dùng hàm tự do.
    - Dùng phương thức toán tử (operator+, operator-, operator*)

    [Code Tham Khao]

    Viết chương trình nhập vào một số nguyên k bất kì và một vector a. In ra màn hình các phần tử của vector a và vector k*a;
    2. Xây dựng lớp vector để mô tả đối tượng vector. Gồm các thành phần:

    * Thành phần thuộc tính:
    - Số phần tử n nguyên.
    - Một con trỏ *v trỏ đến các thành phần dữ liệu.

    * Thành phần phương thức:

    - Hàm tạo (có đối và không có đối)
    - Hàm hủy.
    - Phương thức nhập dùng để nhập vector
    - Toán tử = để gán một vector cho một vector


    Viết chương trình nhập vào một số nguyên k bất kì và một vector a. In ra màn hình các phần tử của vector a và vector k*a;

    [code tham khảo]

    V. LỚP MA TRẬN

    Viết chương trình nhập vào hai ma trận a, b và thực hiện các công việc: cộng, trừ, nhân hai ma trận
    1. Xây dựng lớp ma trận để mô tả đối tượng ma trận. Gồm các thành phần:

    * thành phần thuộc tính:
    - Số nguyên n thể hiện số lượng hàng, cột của ma trận.
    * Thành phần phương thức:

    - Phương thức nhập ma trận dùng để nhập dữ liệu cho ma trận
    - Phương thức in ma trận dùng để hiển thị dữ liệu của ma trận ra màn hình.

    Viết chương trình nhập vào hai ma trận a, b và thực hiện các công việc: cộng, trừ, nhân hai ma trận trên bằng các cách:

    - Dùng phương thức
    - Dùng hàm tự do
    - Dùng hàm bạn
    - Dùng phương thức toán tử (+, -, *)

    [Code tham khảo]

    Xây dựng lớp ma trận và lớp vector (lớp vector được mô tả như phần trên có dùng mảng số thực để lưu trữ. Nếu dùng mảng thì không cần xây dựng các hàm khởi tạo, hủy).
    2. Xây dựng lớp ma trận và lớp vector (lớp vector được mô tả như phần trên có dùng mảng số thực để lưu trữ. Nếu dùng mảng thì không cần xây dựng các hàm khởi tạo, hủy). Viết chương trình nhập vào một vector a cấp n và một ma trận vuông b cấp n thực hiện phép nhân vector a với ma trận b. Sử dụng hàm bạn để hiển thị và tính vector với ma trận.

    [Code tham khảo]

    VI. LỚP ĐA THỨC


    Xây dựng lớp đa thức để mô tả đối tượng đa thức, gồm các thành phần:
    * Thành phần thuộc tính
    - Số nguyên n thể hiện bậc của đa thức
    - Con trỏ *a dùng để trỏ tới dãy hệ thống của đa thức

    * Thành phần phương thức;
    - Xây dựng hàm khởi tạo (có đối, không đối)
    - Xây dựng hàm hủy
    - Xây dựng toán tử nhập (operaor>>) dùng để nhập đa thức.
    - Xây dựng toán tử xuất (operator<<) dùng để hiển thị đa thức.

    Viết chương trình nhập vào các đa thức p,q,r,s và thực hiện các công việc sau
    - Hiển thị các đa thức ra màn hình dạng (anX^n+an-1X^n-1 + …)
    - Xây dựng toán tử + (operator+) dùng để cộng 2 đa thức và thực hiện phép cộng f = p+q. Hiện thị kết quả ra mành hình.
    - Xây dựng phương thức toán tử - (operator-) một thma số (this) dùng để đổi dấu của đa thức. Thực hiện việc f = r-s, hiển thị kết quả ra màn hình.

    (Chú ý: phép trừ thực chất là cộng f = r + (-s))

    [Chưa có]

    VII. LỚP HỌC SINH

    Viết chương trình nhập vào một danh sách gồm n học sinh. Thực hiện các công việc sau
    - Hiển thị danh sách vừa nhập
    - Nhập vào điểm chuẩn hiển thị danh sách các học sinh trúng tuyển (tổng điểm >= điểm chuẩn)
    Xây dựng lớp học sinh để mô tả đối tượng học sinh gồm các thành phần:
    * Thành phần thuộc tính:

    - Họ tên mô tả tên của học sinh
    - Địa chỉ mô tả địa chỉ của học sinh
    - Các điểm toán, văn, anh và tổng điểm (tổng điểm = toán + văn + anh*2)

    * Thành phần phương thức:
    - Nhập học sinh
    - Hiện thị học sinh

    Viết chương trình nhập vào một danh sách gồm n học sinh. Thực hiện các công việc sau
    - Nhập học sinh
    - Hiển thị học sinh

    Viết chương trình nhập vào một danh sách gồm n học sinh. Thực hiện các công việc sau
    - Hiển thị danh sách vừa nhập
    - Nhập vào điểm chuẩn hiển thị danh sách các học sinh trúng tuyển (tổng điểm >= điểm chuẩn)

    [Code Tham Khao]
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/c-de-cuong-lap-trinh-huong-doi-tuong-cntt-k7.2040.html"
  2. Lê Tuấn

    Lê Tuấn New Member Registered

    Tham gia ngày:
    19/9/16
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Web:
    N/A

    thiếu hơi nhiều
     
  3. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    Đúng rồi bạn à. Môn mình đề cương chỉ thế thôi. Bạn học khóa học C++ của Sơn Đẹp Trai trên Youtube là lên cơ ngay. :D