Xem lại Phần 1: Tìm hiểu nghề PR Hiện nay ở nước ta, số lượng được đào tạo một cách bài bản về PR rất khiêm tốn. Vì vậy các công ty truyền thông thường tuyển nhân viên từ các ngành liên quan như: Ngoại thương, luật, Maketing, báo chí… Nghề PR cần những tố chất gì? Để trở thành một PR giỏi, yếu tố đầu tiên chính là sự tự tin. PR là nghề yêu cầu tiếp xúc nhiều, bởi vậy yếu tố tự tin chính là điểm mạnh giúp các PR gây được ấn tượng đồng thời thuyết phục được khách hàng. Như vậy cũng có nghĩa nhân viên PR luôn luôn phải biết mềm dẻo và linh hoạt trong khi xử lý công việc. Dám bày tỏ ý kiến của mình nhưng cũng đồng thời phải biết thuyết phục người khác – đó chính là yếu tố thành công của mỗi chiến dịch PR. Yếu tố thứ hai – cũng chính là yếu tốt thiết yếu – đó là khả năng lập kế hoạch một cách khoa học. Công việc của một nhân viên PR thường rất nhiều và rất đa dạng, từ những việc làm báo cáo hàng ngày, chuẩn bị tài liệu họp báo cho tới việc xây dựng hẳn một chương trình quảng bá thương hiệu, một cuộc họp báo hay một cuộc hội thảo khách hàng. Nếu không lập được kế hoạch làm việc cho bản thân một cách khoa học thì công việc sẽ ùn tắc, chất thành núi. Đây cũng chính là lý do vì sao các bạn trẻ mới vào nghề thường phải làm việc 12 tiếng một ngày mà vẫn chưa hết việc. Là PR cũng đồng nghĩa là người chịu trách nhiệm chính cho hình ảnh của một hãng hay một công ty vì vậy yêu cầu của nghề này là cực kì khắt khe. Chỉ những người vô cùng kiên nhẫn mới chịu được áp lực của nghề “làm dâu trăm họ” này. Người làm PR phải có kiến thức rộng, am hiểu lĩnh vực mình làm việc vì khi làm PR cho công ty xây dựng phải có kiến thức về xây dựng, cho công ty dầu khí phải có kiến thức về dầu khí. Đó là quá trình mình phải tự tìm hiểu đồng thời công việc sẽ đem lại cho mình kiến thức sâu hơn và rộng hơn về nhiều vấn đề. Đặc biệt nhân viên PR phải rèn luyện tính kiên trì, luôn luôn vui vẻ và không ngừng sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Một yêu cầu bất thành văn của các PR đó là trình độ ngoại ngữ tốt. Hầu hết công việc của PR đều là tiếp xúc với các khách hàng nước ngoài hoặc các chuyên gia nước ngoài vì hiện tại ở Việt Nam những người có kinh nghiệm trong ngành này vẫn còn ít. Các cuộc thi đầu vào cho nhân viên PR bao giờ cũng có vòng kiểm tra ngoại ngữ khá khắt khe. Có nhiều ứng viên đã qua được hết kiểm tra trắc nghiệm và phỏng vấn nhưng lại trượt ở vòng kiểm tra ngoại ngữ vì yêu cầu quá cao. Lại có những người đã được nhận vào làm nhưng cũng phải bỏ cuộc sau vài tháng vì không có ngoại ngữ trong nghề như người ra trận mà không có súng. Nghề thu nhập cao Trong xu thế cạnh tranh thị trường, nhu cầu quảng cáo và truyền thông của các doanh nghiệp ngày càng lớn nên nhu cầu tuyển dụng trên thị trường PR cũng rất sôi động, nên cơ hội nghề nghiệp cũng mở rộng hơn. Ngành PR hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển, thăng tiến nhanh nếu như có năng lực trong công việc. Độ tuổi lý tưởng nhất của nghề này từ 27 – 35. Tiền lương và lợi ích kèm theo rất hấp dẫn. Sinh viên mới ra truờng làm trong ngành này thu nhập dao động từ 3, 4 triệu đến vài trăm USD. Nếu là PR chuyên nghiệp mức lương được hưởng lên tới hàng nghìn đô. Nghề PR cũng mang lại rất nhiều cơ hội tiếp xúc, đặc biệt là với giới báo chí hay cả những người nổi tiếng. Chính sức lôi cuốn của những PR xinh đẹp, lộng lẫy trong những bộ quần áo đẹp có mặt tại các sự kiện nổi bật với những ngôi sao màn ảnh là động lực khiến nhiều bạn trẻ chọn nghề này. Chính xác PR là một nghề có nhiều cơ hội được đi đây đó, ra nước ngoài tác nghiệp và tiếp xúc với nhiều người thú vị. Nhiều bạn trẻ trước khi bước chân vào nghề PR đã không lường trước được sự khó khăn của nghề này mà chỉ nhìn thấy trước mắt sự lung linh của cái tên “tổ chức sự kiện”, "quan hệ công chúng" nên đã sớm bỏ cuộc khi phải đối mặt với những gian nan đầu tiên trong nghề. Trở thành PR chuyên nghiệp... Hiện nay ở nước ta, số lượng được đào tạo một cách bài bản về PR rất khiêm tốn. Vì vậy các công ty truyền thông thường tuyển nhân viên từ các ngành liên quan như: Ngoại thương, luật, Maketing, báo chí… Tiến sĩ Đinh Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, trường học viện Báo chí và tuyên truyền khẳng định: nhu cầu nguồn nhân lực nghành PR là vô tận, thu nhập của họ rất cao có thể lên tới hàng nghìn USD nếu là PR chuyên nghiệp. Nhưng họ phải làm việc trong môi trường rất bận rộn và áp lực cực kỳ cao. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đầu tiên bắt đầu đào tạo Quan hệ Công chúng như một ngành độc lập ở bậc đại học từ năm 2006. Chỉ tiêu tuyển sinh khóa đầu tiên là 40 sinh viên. Năm 2007, Khoa Quan hệ Công chúng chỉ tuyển sinh khối D1. Từ năm 2009, Nhà trường quyết định tuyển sinh ở 2 khối C (điểm chuẩn 22 điểm) và D1 (điểm chuẩn 19 điểm). Ngoài các lớp đào tạo chính quy, HV Báo chí Tuyên truyền cũng mở lớp học ngắn hạn đào tạo PR với chi phí rẻ hơn. Với 11 buổi học bạn được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất để trở thành một PR. Họ phí cho một khóa học trên 1 triệu đồng. Trường cũng cấp chứng chỉ sau khi bạn hoàn thành khóa học. Trường cũng mở hệ đào tạo văn bằng II, với mục đích nâng cao số lượng và chất lượng PR chuyên nghiệp cho Việt Nam. Ngoài ra có rất nhiều trung tâm đào tạo PR ngắn hạn như Đại học Quốc tế RMIT, Trung tâm giáo dục Vitora… Nắm bắt được xu thế phát triển của ngành này, các tổ chức giáo dục nhanh chân mở các lớp học ngắn hạn đào tạo trực tiếp kỹ năng của PR. Với 5 buổi/ khóa học bạn có thể nắm bắt được những kỹ năng cơ bản như viết thông các báo chí, nói trước công chúng, tổ chức họp báo…Học phí của một khóa học ngắn hạn tùy thuộc vào mỗi trung tâm từ 1- 4 triệu. Học viên được các nhà nghiên cứu, nhà báo, chuyên gia trong lĩnh vực này truyền đạt kiến thức chủ yếu bằng kinh nghiệm vì 70% kiến thức thực tế sẽ quyết định sự thành công của một PR.