WebP là gì? WebM là gì?

Thảo luận trong 'Công nghệ' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 1/10/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    WebP là Web Picture còn WebM viết tắt của Web Media, hứa hẹn sẽ thay thế FLV trong nay mai nhờ chất lượng video rất tốt, dung lượng nhỏ gọn, thuận tiện cho việc phát qua web. Youtube khi phát clip chuẩn 720p sẽ sử dụng định dạng WebM.

    Hiện nay, để duyệt video và nội dung đa phương tiện trên web nói chung, các nhà phát triển dịch vụ và người dùng cuối chủ yếu dùng nền tảng Flash. Tuy đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần nhưng công nghệ này cồng kềnh và trở thành đích ngắm của tin tặc khai thác lỗi.

    Các chuẩn web mới ra đời là điều tất yếu, trong đó, VP8 với định dạng WebM đang được xem là sự lựa chọn thay thế hàng đầu ngày nay khi đại gia “chống lưng” chính là Google.

    Trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với sự lên ngôi của các dịch vụ video trực tuyến, nổi bật là Youtube, Flash trở thành sự lựa chọn số một với định dạng video nhỏ gọn FLV, có thể hoạt động trên hầu hết các môi trường hệ thống hay thiết bị với điều kiện duy nhất là cài đặt plug-in Flash Player hoàn toàn miễn phí.

    Khi iPad ra đời, một điều khá ngạc nhiên là Apple không hề mặn mà với chuyện hỗ trợ Flash, do đó không thể xem được Youtube trực tiếp trên trình duyệt. Câu trả lời chính là Apple hướng tới chuẩn web mới HTML5, hứa hẹn sẽ phổ biến trong nay mai. Người dùng không còn gặp trở ngại với việc có cài Flash Player hay không. Tất cả những gì họ cần biết là kết nối mạng, tìm các nhà cung cấp nội dung qua chuẩn HTML5 và duyệt video.

    HTML5 đấu cùng Flash?

    Ở thời điểm hiện tại, trình duyệt không cài Adobe Flash Player bị coi là “què quặt”.

    Xét về mặt bản chất, HTML5 không “đối kháng” với Flash. HTML 5 là nền tảng, chuẩn mới cho phép các nhà cung cấp dịch vụ mang nội dung, sản phẩm của mình tới tay người dùng mà không cần phải lệ thuộc vào Flash hay các phụ kiện khác. Sự xuất hiện của thẻ lệnh , có thể sẽ là một cuộc cách mạng cho các trang web bị chê là kém hoạt năng, tĩnh, chán ngắt với chữ (text) và hình ảnh xây dựng trên nền tảng HTML.

    HTM5 giúp video trở thành một thành phần tương tự như ảnh hay chữ, do đó, chúng dễ dàng được các cỗ máy tìm kiếm nhận diện.

    Bắt đầu từ cách đây gần 6 năm nhưng HTML5 vẫn chỉ là một ý tưởng thuần túy, khi thực tế triển khai gặp không ít khó khăn vì thiếu codec (mã) hỗ trợ, các trình duyệt chưa sẵn sàng. Mãi gần đây, các ông lớn như Apple, Mozilla, Google, Opera và Microsoft mới bắt đầu tung ra các phiên bản trình duyệt mới hỗ trợ HTML5.

    Tiềm năng nhưng trước mắt, HTML5 chưa thể nhanh chóng đánh bại Flash hiện có mặt trên 95% PC toàn cầu. Vì thế, có người ví HTML5 như chàng hiệp sĩ đang “đánh nhau với cối xay gió”.

    Mở mã, WebM sẽ lên ngôi?

    Tuy vậy, mọi chuyện đang bắt đầu thay thổi, với sự có mặt của VP8, một chuẩn codec mơ ước đáp ứng được hai tiêu chí miễn phí và chất lượng hoàn hảo.

    Lâu nay, mỗi định dạng video thường chỉ hoạt động với một số thuật toán codec riêng, nổi bật có H.263, H.264, Theora và VP8. Flash có định dạng FLV sử dụng H.263, trong khi Flash VP6 chỉ “chơi” với VP6.

    Để chuyển phát video, HTML5 phải sử dụng các codec nhất định, trong khi các nhà sản xuất trình duyệt vẫn chưa thống nhất sẽ chọn codec nào. IE của Microsoft và Safari hứa hẹn sẽ hỗ trợ HTML5 với chuẩn H.264 (codec đóng của MPEG-LA có phí sử dụng rất cao, mặc dù được xem là có chất lượng tốt nhất hiện nay). Firefox và Opera chọn Theora, một codec mã mở. Riêng Chrome thỏa mãn cả hai loại codec H.264 và Theora.

    Chính sự chia rẽ giữa các nhà sản xuất trình duyệt và khó khăn trước giá cả quá đắt khi sử dụng mã đóng chuẩn codec H.264 đã làm cho HTML5 giậm chân tại chỗ.

    WebM, định dạng video mới dựa trên chuẩn VP8 chính là câu trả lời

    VP8 là codec video mới xuất hiện trên thị trường, do On2 phát triển, thay thế các thế hệ VP6, VP7 trước đó. Khi so sánh VP8 với H.264, người ta không thấy sự khác biệt về chất lượng, đồng thời VP8 tỏ ra vượt trội khi định dạng tập tin nhỏ hơn rất nhiều lần.

    Đến khi Google quan tâm tới VP8 bằng việc mua lại On2, VP8 bắt đầu trở thành đề tài nóng. Tháng 5-2010, một chuyện được xem là “động trời” với HTML5, khi Google mở mã VP8, miễn phí sử dụng, cùng với định dạng mới WebM và dự án www.webmproject.org.

    Với WebM, người dùng cuối không cần quan tâm tới các Plugin hay cài các codec khác, khi sử dụng chế độ mã hóa video theo chuẩn VP8 và audio theo Vorbis (mã mở). Điều quan trọng hơn, các trình duyệt thế hệ mới như Mozilla Firefox, Opera, Google Chrome và IE9 đều sẵn sàng hỗ trợ, trong khi Safari cũng hỗ trợ bất kì codec nào cài vào QuickTime và tương lai cũng sẽ cho phép WebM.

    Epiphany đã bắt đầu hỗ trợ WebM thông qua nền tảng Gstreamer. Các trình phát đa phương tiện như VLC, Miro, Moovida, Winamp, Mplayer cũng đã sẵn sàng hỗ trợ. Nhóm phát triển Ffmpeg cũng nhanh chân hỗ trợ VP8. Theo thống kê, hiện có đến gần 50 đối tác, nền tảng đã sẵn sàng với WebM và VP8, trong đó có Android (công bố vào quý 4 – 2010), AMD, ARM, Broadcom, Intel, Qualcomm, NVIDIA, Sorenson Media, Logitech

    Chỉ còn chờ thời gian, cuộc chiến sống còn giữa WebM cùng VP8 đối đầu với Flash!

    Google chính thức công bố đến các nhà quản trị, nhà lập trình một định dạng ảnh mới với tên gọi WebP, mà trong tương lai có thể thay thế định dạng ảnh rất thông dụng hiện nay là JPEG. Theo Google định dạng WebP có thể làm giảm dung lượng ảnh xuống tới 66% mà chất lượng ảnh vẫn không thay đổi.

    Theo Computerworld, Google đã tiến hành thử nghiệm khả năng nén ảnh của định dạng WebP bằng cách chọn ngẫu nhiên khoảng 1 triệu tấm ảnh đang có trên internet (hầu hết là các định dạng ảnh rất thông dụng hiện nay như: JPEG, PNG, GIF).

    Kết quả thu được rất khả quan, đa số dung lượng các bức ảnh đều giảm được từ 15 – 67% so với ảnh gốc, nhưng chất lượng ảnh vẫn không hề thay đổi.

    Theo Google, các con số này thực sự rất quan trọng bởi chiếm đến 65% dung lượng của toàn bộ internet toàn cầu là các định dạng hình ảnh.

    Ngoài ra, việc làm giảm dung lượng ảnh cũng sẽ giúp cho các nhà quản trị website có thể giảm được băng thông internet, khi cần truyền tải các thông điệp bằng hình ảnh. Đặc biệt là các thiết bị di động có khả năng lướt web ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    Tuy nhiên, Google cũng cho rằng việc chuyển sang định dạng WebP sẽ phải thực hiện trong một thời gian dài, bởi các định dạng như JPEG đã trở nên quá phổ biến.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/webp-la-gi-webm-la-gi.2680.html"