Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì ?

Thảo luận trong 'Các ngành học khác' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 10/4/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    Với những người đang tìm hiểu về các khái niệm cơ bản để thành lập công ty thì cần phải hiểu rõ vốn điều lệ và vốn pháp định là gì ?

    1. Khái niệm vốn điều lệ

    – Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
    – Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty
    – Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
    • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
    • Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp
    • Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp
    • Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
    2. Khái niệm vốn pháp định

    Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:

    • Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỷ
    • Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ vốn pháp định 2 tỷ
    • Ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế vốn pháp định 250 triệu
    • Ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ 2 tỷ
    Tất cả các ngành khác như vận tải hàng không, chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng……cũng cần vốn pháp định khi thành lập công ty, doanh nghiệp
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/von-dieu-le-va-von-phap-dinh-la-gi.1527.html"

    Quan tâm nhiều
    Bài viết mới