Người lớn thường mặc định là hơn trẻ em: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng ... (mấy cái chữ K ). Vậy so với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh (0-5 tuổi), thì càng lớn người ta càng kém đi cái gì? Thái độ sống Trẻ: tích cực. Mặc định là tự tin, phần lớn việc sẽ thử tự làm, tự khám phá, không sợ thất bại, không nghĩ là sẽ thất bại. Cũng không cần mục đích hay thưởng phạt, bản thân việc thử nghiệm đã là niềm vui. Tận hưởng hiện tại (đường đi). Lớn: tiêu cực. Mặc định là tự ti. Việc này khó lắm, mình không làm được đâu, thử làm gì cho mất công. Có thưởng phạt mới làm hoặc không làm. Lo lắng cho tương lai (đích đến). Thái độ nghĩ/học/làm Trẻ: sẵn sàng nghĩ và hành động “out of box” Lớn: nghĩ/làm/học theo khuôn mẫu Khả năng tự học Trẻ: tự học qua quan sát Lớn: thích cầm tay chỉ việc Năng khiếu Trẻ: dễ bộc lộ Lớn: khó bộc lộ Kết luận Không hẳn là “trời sinh tính”. Vốn dĩ trẻ sinh ra có rất nhiều “tính” hay. Chẳng qua do giáo dục, nhiều “tính” tốt mất dần đi, nhiều “tính” xấu mọc sinh ra. Giáo dục thực ra khá là phản giáo dục. Giáo dục như hiện nay là rèn con người thành những “chi tiết máy” để nhét vào guồng quay độc hại của thế giới hơn là thành những cá thể để hợp tác làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Còn nếu thế giới bằng cách nào đó vẫn tốt đẹp nên thì tôi tin chính là do khả năng “tự đề kháng” của trẻ. Và như thế, việc dạy trẻ từ nhỏ, ví dụ dạy ngoại ngữ, vừa có cái dễ, vừa có cái khó, chứ không hẳn là chỉ khó.