TKV không hề khó khăn, họ đang xây trụ sở rất hoành tráng

Thảo luận trong 'Tin tức và sự kiện' bắt đầu bởi Nguyễn Thành Đạt It, 29/9/16.

  1. Nguyễn Thành Đạt It

    Nguyễn Thành Đạt It Guest Registered

    Tham gia ngày:
    28/9/16
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    Trước thông tin cho rằng việc nhập than của TKV không khác nào “chở củi về rừng”, TKV đã lên tiếng. Tập đoàn này còn cho biết đang xây trụ sở rất to.
    Nhập khẩu than vượt xa dự kiến

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tám tháng qua, cả nước đã nhập khẩu gần 10 triệu tấn than, giá trị kim ngạch hơn 600 triệu USD, vượt gấp hơn ba lần so kế hoạch dự báo. Hiện nay, có 18 đầu mối nhập khẩu than từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa là nhà sản xuất đồng thời cũng vừa là một đầu mối nhập khẩu. Dự báo tình hình nhập khẩu than sẽ còn tăng do thuế nhập khẩu hiện nay được duy trì ở mức 0%.

    [​IMG]
    Nguồn số liệu: Tổng cục Hải Quan
    Ba thị trường cung ứng than nhiều nhất cho Việt Nam gồm Nga (2,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 179 triệu USD); Trung Quốc (1,4 triệu tấn, 100 triệu USD), In-đô-nê-xi-a (1,8 triệu tấn, 80 triệu USD),… Mức giá than nhập khẩu trung bình từ Nga khoảng 63 USD/tấn; từ In-đô-nê-xi-a 44 USD/tấn, cao nhất là giá than nhập khẩu từ Trung Quốc: 71 USD/tấn, gấp 1,6 lần so In-đô-nê-xi-a và gấp hơn 1,1 lần so Nga.

    Trong khi đó, theo dự báo của Bộ Công thương đưa ra hồi đầu năm nay, lượng than dự kiến cần nhập chỉ là hơn 3,1 triệu tấn, tức chỉ bằng chưa đến 1/3 lượng than thực tế đã nhập trong 8 tháng qua.
    Cụ thể, theo đánh giá cân đối cung - cầu của Bộ Công Thương, giai đoạn đến hết năm 2015 than khai thác trong nước đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Từ năm 2016, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than phục vụ các hộ tiêu thụ trong nước, đặc biệt là cho sản xuất điện với khối lượng dự kiến như sau: Năm 2016 khoảng 3-4 triệu tấn; năm 2020 khoảng 35 triệu tấn; năm 2025 khoảng 80 triệu tấn, năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.

    Nhưng năm 2016 mới chỉ trôi qua được 2/3 thời gian thì số lượng than nhập về đã cao hơn gấp 3 lần ước tính của Bộ Công thương. Nếu duy trì tốc độ nhập than như hiện tại thì đến cuối năm nay, lượng than nhập về sẽ có thể gấp 4-5 lần so với dự báo của bộ.

    TKV phản pháo thông tin “chở củi về rừng”

    Nói tới nguyên nhân trong 8 tháng đầu năm lượng than nhập về cao, thông tin trên website của tập đoàn này cho biết, về chiến lược lâu dài, để đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, Chính phủ đã giao TKV đẩy mạnh đầu tư khai thác và phát triển các mỏ, nâng cao sản lượng than sản xuất trong nước. Đồng thời, Chính phủ giao cho TKV nhập khẩu than, đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện và các nhu cầu khác của nền kinh tế quốc dân.

    [​IMG]
    Công việc của công nhân mỏ than vô cùng nặng nhọc. Ảnh Hoàng Hà
    Cũng theo TKV, việc nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện là nhiệm vụ hết sức quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Theo Quy hoạch, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than với khối lượng lớn từ sau năm 2017 và tăng mạnh từ năm 2020, chủ yếu là than cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện, bao gồm cả than Anthraxit và than nhiệt năng. Do vậy, TKV khẳng định từng bước triển khai nhập khẩu than là tất yếu khách quan.

    Lý giải cho điều này, ông Nguyễn Văn Biên - Phó TGĐ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam từng trả lời báo chí, về cốt lõi, than có nhiều loại than, mỗi chủng loại một đặc tính khác nhau, từ đó phải phân loại mới sử dụng được. Trong cơ cấu chủng loại than do TKV sản xuất có nhiều loại than khác nhau từ cám 1 đến cám 6a, b, cám 7a, b, c và các loại than cục.

    Theo ông Biên, hiện nay, tại thị trường trong nước, loại than cám 6a1 Hòn Gai, Cẩm Phả đang được nhiều nhà sử dụng lựa chọn và tiêu thụ nhiều. Trong khi đó, theo cân đối cơ cấu các chủng loại than sản xuất trong nước thì loại than này hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ tiêu thụ trong nước (ước tính năm 2016 thiếu khoảng 3 triệu tấn).

    Trong khi đó, loại than tương đương vùng miền Tây Quảng Ninh sản xuất (than Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh) hiện thị trường ít có nhu cầu hơn do đặc tính lưu huỳnh cao hơn, chất bốc thấp hơn cho nên tồn kho còn cao (trước đây, loại than này chủ yếu xuất khẩu nhưng nay không còn được xuất khẩu nữa).

    Cho nên TKV đã phải nhập khẩu một phần than Anthraxit chất bốc cao (10-15%) để: Một là, chế biến, pha trộn với một số loại than trong nước để cung cấp cho các hộ có nhu cầu, nhằm mục đích giảm tồn kho than khu vực miền Tây có chất bốc thấp, ổn định sản xuất, việc làm, thu nhập cho thợ mỏ và an sinh xã hội trên địa bàn.

    Hai là, hiện nay, trên thế giới, nguồn than cung đang vượt cầu, có giá tốt, là thời điểm thuận lợi để từng bước thiết lập, đàm phán, đặt quan hệ lâu dài với các đối tác cung cấp than để khi thị trường phục hồi (thực tế là bắt đầu từ quý II/2016, giá than có chiều hướng tăng, cao hơn khoảng 5-10USD/tấn so với quý I) sẽ thuận lợi hơn việc duy trì hợp tác lâu dài cung cấp than cho nhu cầu trong nước sẽ tăng cao trong các năm tới.

    Không hề khó khăn, đang xây trụ sở 35 tầng

    Cũng theo thông tin trên trang web của TKV, năm 2002, xuất phát từ nguyện vọng của tập thể công nhân cán bộ Tập đoàn, đồng thời cũng phù hợp với nhu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của TKV, Hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn CN Than - Khoáng sản VN) đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở mới.
    architecture_full_10-web.jpg

    Phối cảnh dự án trụ sở mới của Vinacomin rất hoành tráng.

    Bài viết trên trang web của TKV miêu tả: “Thế là sau bao năm mong đợi, Vinacomin (tên viết tắt tiếng Anh) đã chính thức có ‘đất cắm dùi’. Đối với một Tập đoàn kinh tế lớn, nhiều đơn vị thành viên khắp mọi miền đất nước, quan hệ rộng với bạn hàng, đối tác quốc tế... thì việc có một trung tâm điều hành sản xuất đúng tầm thế này là chậm trễ. Song đây chính là tin vui với toàn thể CBCNV Tập đoàn những ngày đầu năm mới này. Trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương hình thức, Tập đoàn đã tổ chức gọn nhẹ nghi thức ‘lấy ngày’ đẹp để động thổ xây dựng. Công trình được xây dựng tại lô đất 22E3 thuộc Khu đô thị Cầu Giấy - Hà Nội với diện tích đất là 9442 m2”.

    Theo thiết kế, trụ sở Vinacomin là công trình xây dựng dân dụng cấp I, cao 35 tầng và 4 tầng hầm kỹ thuật, 5 tầng hầm. Chức năng và mục tiêu đầu tư công trình là nhằm đáp ứng văn phòng làm việc của Tập đoàn, văn phòng các đơn vị Vinacomin tại Hà Nội và đại diện các đơn vị khác ở các tỉnh, quảng bá thương hiệu Vinacomin và cho thuê văn phòng.

    Về tiến độ, dự án được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1- xin cấp phép đầu tư, giai đoạn 2 - thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư; đã hoàn tất. Giai đoạn 3 - thi công xây dựng sẽ được bắt đầu ngay sau Lễ động thổ và thực hiện trong vòng 4 năm. Theo giấy phép đầu tư do Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cuối năm 2016, đầu 2017, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng niềm mong mỏi lâu nay của thợ mỏ Ngành Than - Khoáng sản Việt Nam.

    [​IMG]
    TKV kêu gọi các công ty con, đợn vị trực thuộc "hợp tác".
    Tháng 3 vừa rồi, Tập đoàn cũng đã có văn bản gửi tới các công ty con, đơn vị trực thuộc với nội dung “Triển khai xây dựng Trụ sở Vinacomin tại Lô 22E3 Khu ĐTM Cầu Giấy, Hà Nội”.

    Văn bản gửi đi nêu rõ: “Thực hiện chủ trương của lãnh đạo TKV về việc đầu tư xây dựng và sử dụng tòa nhà Trung tâm giao dịch Than - khoáng sản Việt Nam, TKV đề nghị các công ty con, đơn vị trực thuộc đã có trụ sở làm việc hoặc có nhu cầu sử dụng văn phòng làm việc tại TP Hà Nội triển khai…tổ chức rà soát hiện trạng sử dụng văn phòng hiện có, lập phương án sắp xếp và sử dụng văn phòng làm cơ sở đăng ký và đề xuất các hình thức thuê và góp vốn cùng đầu tư xây dựng công trình trụ sở Vinacomin”.

    Bên cạnh đó, nội dung trong văn bản cũng yêu cầu các công ty con, đơn vị trực thuộc có phương án đề xuất gửi về BQL Dự án nhà điều hành Vinacomin trước ngày 11/4/2016. Đồng thời nhấn mạnh, Giám đốc các công ty con, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện.

    Báo cáo tài chính của Tập đoàn Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho thấy, trong nửa đầu năm 2016, kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn này sụt giảm mạnh trên hầu hết chỉ tiêu.

    Cụ thể, kết thúc 6 tháng đầu năm, TKV báo lãi trước thuế 453,4 tỷ đồng, chỉ bằng 38,7% so với cùng kỳ năm 2015. Lãi ròng còn lại đạt 197,2 tỷ đồng, chỉ bằng 22,7% cùng kỳ.

    Đáng chú ý, mặc dù chi phí tài chính trong kỳ giảm gần 700 tỷ đồng so cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2015 song chi phí lãi vay lại tăng thêm 356 tỷ đồng lên mức 2.188,3 tỷ đồng. Như vậy, bình quân trong nửa đầu năm nay, cứ mỗi ngày, TKV phải trả tới 12,1 tỷ đồng tiền lãi vay.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/tkv-khong-he-kho-khan-ho-dang-xay-tru-so-rat-hoanh-trang.2665.html"