Tại TP.HCM và Hà Nội, cũng như các thành phố lớn khác, tình trạng cướp giật, trộm cắp những chiếc điện thoại đắt tiền, mà điển hình là iPhone, không còn là chuyện hiếm. Sử dụng điện thoại khi đi xe máy, để điện thoại trong ví, trong túi, hay thậm trí ngồi vỉa hè uống café cũng bị cướp giật trắng trợn. Tình trạng cướp giật, trộm cắp những chiếc smartphone đắt tiền không còn là chuyện lạ, vậy số phận của những chiếc điện thoại này sẽ đi về đâu? Tại TP.HCM và Hà Nội, cũng như các thành phố lớn khác, tình trạng cướp giật, trộm cắp những chiếc điện thoại đắt tiền, mà điển hình là iPhone, không còn là chuyện hiếm. Sử dụng điện thoại khi đi xe máy, để điện thoại trong ví, trong túi, hay thậm trí ngồi vỉa hè uống café cũng bị cướp giật trắng trợn. Với sự thông minh của công nghệ, những chiếc điện thoại như iPhone khi bị cướp thường sẽ bị khóa cứng, trở thành một thiết bị “chết” và chỉ là một “vật chặn giấy” nếu không được cung cấp mã bảo mật. Vậy số phận của những chiếc iPhone hay smartphone sẽ trôi về đâu sau khi vào tay những kẻ cướp giật, trộm cắp? Rã, bán linh kiện: Vì không thể sử dụng được bởi chiếc điện thoại thông minh đã được khóa mã hoàn toàn, những kẻ trộm cướp thường tháo tung máy và bán linh kiện cho những cửa hàng điện thoại. Màn hình, loa, các phím bấm…, những linh kiện đều được bán lại, nhưng với mức giá khá rẻ mạt so với giá trị thực của chiếc điện thoại. Linh kiện sau đó sẽ được các cửa hàng lưu trữ và thay thế cho các smartphone khác mang tới để sửa chữa. Đây cũng là cách mà bọn trộm cướp ít mong muốn nhất, vì mạo hiểm “động thủ” mà lời lãi chẳng là bao. Vì vậy, chúng nghĩ ra những chiêu trò khác khá liều lĩnh. Lừa bán cho người “ham của rẻ”: Sinh viên thường là đối tượng dễ mắc lừa nhất. Nhìn những chiếc iPhone còn mới, ngoại thất long lanh kèm lời hứa có thể “unlock” khi mang ra các cửa hàng, nhiều sinh viên đã bỏ số tiền chỉ bằng ½ giá trị của chiếc smartphone để sở hữu một “cục chặn giấy”. Tất nhiên, không có cửa hàng điện thoại nào có thể unlock được một chiếc iPhone không có mã bảo mật Apple ID, lúc này những người bị lừa thường là tiền mất, tật mang. Mua lại Apple ID từ chủ cũ: Đối với iPhone, khi cài lại máy mà không có Apple ID, máy sẽ cung cấp số điện thoại của chủ cũ, đây cũng là tia hi vọng duy nhất của những kẻ trộm cướp hoặc nhưng người bị lừa mua có thể khôi phục máy. Thường thì những kẻ trộm cướp có thể đóng giả người bị lừa mua, thông qua các cửa hàng điện thoại, liên lạc với người bị cướp/mất máy để xin mua lại Apple ID. Số tiền để mua lại Apple ID từ chủ cũ đễ unlock máy có thể dao động từ 2 triệu đồng trở lên tùy theo đời của chiếc iPhone. Cửa hàng sẽ trích lại tiền gọi là “phí giao dịch”. Những tin nhắn, những cú điện thoại sẽ dồn dập đến với người chủ cũ của chiếc iPhone, với mục đích thuyết phục bán lại Apple ID. Nếu thành công, bọn trộm cướp sẽ được lợi lớn, cửa hàng cũng được trích lại tiền "chi phí giao dịch". Thường thì với tâm lý gỡ gạc, nhiều người sẵn sàng nhận lại số tiền này để cung cấp Apple ID cho cửa hàng. Số tiền này thường được nhận theo đường... xe ôm cho an toàn. Một số người bị cướp/mất có thể trả số tiền lớn hơn để chuộc lại chiếc smartphone, tuy nhiên thường bị cửa hàng từ chối vì sợ bị báo công an thì mất trắng. Nếu giao dịch thành công, bọn trộm cướp sẽ có 1 chiếc iPhone “hoàn toàn mới”, có thể bán với giá của iPhone cũ mà không gặp trở ngại gì nữa. Tất nhiên, nhiều người bị mất iPhone cũng không có ý định lấy lại hay bán Apple ID, họ thà mất trắng còn hơn để bọn trộm cướp có được món hời lớn. Người dùng, đặc biệt là phụ nữ, có lẽ sẽ cần tăng thêm sự đề phòng cảnh giác, hoặc sử dụng điện thoại bình dân cho an toàn.