Sinh viên CNTT: Thất nghiệp vì tính chuyên nghiệp chưa cao

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 2/6/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    “Điểm mấu chốt về nguồn sinh viên tốt nghiệp ra trường chính là tính chuyên nghiệp của họ chưa cao. Tác phong làm việc còn mang “tính nông dân”, rất khác biệt với ngành CNTT vốn là ngành hơi thiên hướng về khoa học và công nghệ”.

    tuyen_thuc_tap_sinh.gif


    Đó là nhận định của ông Phí Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Tin học TPHCM trong buổi giao lưu trực tuyến “Tôi không chọn Đại học” do VTC Academy vừa tổ chức.

    Cũng theo ông Tuấn, qua khảo sát của Hội Tin học TPHCM năm 2012, nguồn nhân lực phần cứng thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng và trình độ ngoại ngữ yếu, luôn chiếm ở tỷ trọng hơn 30%, riêng ở mảng phần mềm, con số này lên đến 44%. Điều này lý giải lý do vì sao sinh viên (SV) đào tạo về ngành CNTT hàng năm tốt nghiệp ra trường tại Việt Nam khá nhiều, nhưng các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam vẫn lên tiếng về việc khan hiếm nhân lực thật sự đáp ứng được nhu cầu của họ.

    Đồng quan điểm trên, ông Đào Trường Giang, giám đốc VTC Online thị trường miền Nam chia sẻ thêm: “Ngành công nghệ nội dung số là một ngành vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, lại có sự thay đổi và phát triển liên tục về công nghệ. Nhu cầu nhân lực của ngành là rất lớn, tuy nhiên chương trình giảng dạy tại các trường đại học thì lại quá chính quy và chủ yếu đào tạo kiến thức nền cho SV, chương trình chậm cập nhật các thay đổi về công nghệ, dẫn đến khoảng cách quá lớn giữa kiến thức của SV với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp”.

    Còn ông Trần Duy Vinh - Phó giám đốc FPT Software TPHCM thì lại nhấn mạnh: “Các sinh viên mới ra trường còn thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, ngoại ngữ và kỹ năng thực hành lập trình phần mềm…”.

    Lối thoát nào cho sinh viên ngành CNTT?

    Để giải quyết những bất cập này, ông Phí Anh Tuấn đưa ra lời khuyên cho những người theo học CNTT, đó là ngoài kỹ năng cứng, các bạn cần có lòng yêu nghề, sự đam mê, sự tận tụy với công việc và muốn thành công lớn thì cần phải có đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, ngoại ngữ cũng là một phương tiện để hiệu quả giúp thành công nhanh hơn.

    Phó giám đốc FPT Software TPHCM Trần Duy Vinh chia sẻ thêm: “Theo quan điểm của tôi, những người theo học CNTT nên tự trang bị học thêm về ngoại ngữ, tham gia vào các khóa học trau dồi các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, kỹ năng trình bày, giao tiếp, giải quyết vấn đề… Cũng như nên thực hành càng nhiều càng tốt việc lập trình thông qua các dự án”.

    Còn ông Trương Huy Hoàng - giám đốc Đào tạo VTC Academy TPHCM thì nhấn mạnh: “Các SV phải được rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp ngay từ khi còn đi học, đi học là đi làm, thể hiện ngay trong từng công việc nhỏ, trễ giờ hay trễ bài tập đồng nghĩa với việc đang làm mất thời gian và tiền bạc của tổ chức”.

    Được biết, hiện nay phân tích dữ liệu, phát triển cho ứng dụng Mobile, nội dung số - nhu cầu tăng cao. CNTT của Việt Nam cũng không tránh khỏi việc đi theo xu hướng công nghệ quốc tế và thường đi sau một nhịp từ 3-5 năm. Khi điện toán đám mây đang phát triển mạnh mẽ, dự báo các ngành liên quan đến vận hành, network, hạ tầng sẽ có nhu cầu giảm dần. Trong khi đó các ngành liên quan đến phân tích dữ liệu, các phát triển cho ứng dụng Mobile, nội dung số cũng như tận dụng mạng xã hội vào kinh doanh sẽ trở nên có nhu cầu nhiều hơn.

    Nguồn: Dântrí
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/sinh-vien-cntt-that-nghiep-vi-tinh-chuyen-nghiep-chua-cao.1995.html"