Phân Cấp và Tổ Chức Thông Tin nội khối là một trong những kĩ năng thiết kế cơ bản đầu tiên khi bắt tay vào một thiết kế nào đó. Một ấn bản (tờ rơi) thường có các cụm thông tin. Trong tờ rơi đang phân tích thì gồm có 3 khối (thông tin về cty, khu đất để đưa thông tin khuyến mại và phần giới thiệu sản phẩm) Phần giới thiệu sản phẩm này sử dụng hình ảnh sp và thông tin sp dưới dạng module: nhân bản và xếp theo 1 trật tự nhất định, chỉ thay ảnh, mã máy và giá sp. Mình sẽ phân tích về Phân Cấp và Tổ Chức Thông Tin khối này để bạn hiểu về công việc thực thụ của một thiết kế. PHÂN CẤP VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN KHỐI SẢN PHẨM Thiết kế gốc Phần thiết kế này tuy có vẻ gọn gàng vì được đặt toàn bộ vào trong một khối vuông. Tuy nhiên, nó mắc 2 lỗi cơ bản về di chuyển mắt và phân cấp thông tin không đạt được độ rõ ràng, đơn giản cần thiết. Đồng thời, không tiết kiệm không gian tối đa cho thông tin. Phân Cấp Thông Tin Bạn cần làm việc với những người có trách nhiệm để biết thông tin nào là quan trọng nhất: + để làm nổi bật nhất. + để được thấy lần lượt theo trình tự 1-2-3-4-5. Hoặc người đọc có thể bỏ qua các thông tin cấp dưới (4-5), và chỉ cần thấy các cấp thiết yếu (1-2-3). Phần này trong các cty có bộ phận Marketing, thì đây chính là đầu mối. Một số cty thì người cung cấp chính là sếp của bạn.Nếu như phần này không được xác định ngay từ đầu, tk sẽ phải sửa đi sửa lại với số lần không hạn định (rất đáng sợ) Trong phần này: + Cấp 1: có vẻ ổn, nhưng phong cách đã cũ và không hợp với sp kỹ thuật. + Cấp 2: (có mỗi cái máy - rất nhàn) + Cấp 3: khối chi tiết máy bị lẫn với thông tin Cấp 5 + Cấp 4: Thông tin mới chỉ được đánh máy, chưa được xử lí để và ko liên kết đồ họa với khối thông tin. Tổ Chức Thông Tin Như đồ thị minh họa ở Hướng Nhìn: + đường đi từ trái sang phải: đã đi qua thông tin Cấp 4 & 2 (thông tin sp + máy lọc nước); bỏ qua Cấp 1-3-5 + đường đi trừ trên xuống dưới: nếu nhìn cụm bên trái thì sẽ bỏ qua máy lọc nước (Cấp 2), nếu nhìn cụm bên phải thì sẽ bỏ qua tất cả các thông tin còn lại. Khi xếp các hình lên tờ rơi, các module gặp vấn đề là: + Nếu Căn trái, để lề phải tự do: cụm văn bản sẽ dễ đọc và trật tự hơn. + Nhưng Căn phải, để trái tự do: Điều này gây khó khăn cho người xem khi bắt đầu đọc một khối thông tin.Ở đây ví cây máy lọc nước như phần lề, thì module thông tin này lại căn ngược lại, tức là căn lề phải: một kiểu ngược thị giác. Hướng dẫn các bạn tổ chức lại khối thông tin Bước 1: bạn đừng quan tâm đến đồ họa (làm đẹp), mà hãy quan tâm đến việc người đọc sẽ đọc như thông tin của bạn như thế nào và sắp xếp thông tin của thiết kế theo đúng hướng. + Dù biết là với hướng như minh họa, người xem sẽ thấy thông tin số 2 đầu tiên, nhưng nó là cụm máy chính, nên cũng rất đáng giá. + Thông tin số 5 ít quan trọng nhất, nhưng nhỏ, nên có thể kẹp có vào giữa các cụm chính. + Cụm thông tin số 4 nằm ngoài đường đi của thị giác, nhưng nó là cụm bổ sung, nên người xem có thể đọc hoặc không. Bước 2: sau khi tổ chức thông tin ổn rồi, bạn sẽ bắt tay vào việc lựa chọn thủ pháp đồ họa cho từng cấp. Nhớ là phải thật tiết kiệm thủ pháp, đừng phung phí, điều đó sẽ làm thiết kế không có được sự đơn giản "huyền thoại". + Cụm 1: thủ pháp chính là màu (đỏ), ngoài ra kèm theo kích thước. + Cụm 2: thủ pháp chính là kích thước (vì đã quá nhiều chi tiết) + Cụm 3: kích thước trung bình, nhưng vì nó nổi bật hơn cụm 2, nên cho thêm một nền xanh nhạt sẽ làm giảm độ tương phản, khiến nó êm hơn. Đồng thời, thủ pháp này khiến các khối rời trở nên gọn hơn. + Cụm 4: Dùng màu xanh nhạt. Mục đích không phải để nhấn, mà là để đánh chìm cấp này xuống (xanh ít tương phản với trắng hơn đen) và duy trì màu thương hiệu, tạo cảm giác trong của nước. Nếu bạn để ý, do tiết kiệm được không gian, nên cùng độ rộng, tk mới vẫn có được kích thước lớn hơn so với thiết kế cũ. Thiết kế cụm thông tin chặt, nên khi xếp nhiều module trên 1 diện tích, người xem vẫn có thể tách chúng ra một cách dễ dàng. Thiết kế cũng không biến đổi style nhiều, vì đây là hàng bình dân, đối tượng tiêu dùng ở mức phổ thông. Nguồn: Vũ Thu Hương