Nghề truyền thông - thu nhập khủng

Thảo luận trong 'Các ngành học khác' bắt đầu bởi Support, 29/6/16.

  1. Support

    Support Moderator Moderator Registered

    Tham gia ngày:
    13/6/16
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    N/A
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    Mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây nhưng nhóm ngành truyền thông đã phát triển với một tốc độ đáng nể, do nhu cầu quảng bá, quan hệ công chúng của các doanh nghiệp tăng lên không ngừng.

    nghe-chuyen-thong-thu-nhap-khung.jpg


    Có thể nói, với ưu thế thị trường rộng, nhu cầu lớn, nhóm ngành này hứa hẹn sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai.

    Theo một báo cáo của Công ty tư vấn đa quốc gia Pricewaterhourse Cooper, Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông giải trí phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2009-2013. Chỉ riêng từ năm 2004-2009, giá trị của ngành này đã tăng lên gấp 3 lần và được kì vọng đạt đến mức 2.3 tỉ USD trong năm 2013.

    Từ thế giới đến Việt Nam

    “Nghệ thuật của truyền thông chính là ngôn ngữ của tinh thần lãnh đạo” (The art of communication is the language of leadership) - James Humes. Hiểu được điều này, từ năm 1455, các nước phương Tây đã nhanh chóng ý thức được vai trò quan trọng của truyền thông đối với đời sống, văn hóa và đặc biệt là kinh tế. Hàng loạt tập đoàn truyền thông lớn như BBC (Anh), The Warner Bros (Mỹ)… đã nhanh chóng ra đời và đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa hình ảnh sản phẩm tiêu dùng và cả văn hóa một quốc gia ra thế giới thông qua báo chí, phim ảnh, quảng cáo, sách, tạp chí…

    Tiếp theo đó, cùng với sự ra đời của Internet, mạng xã hội Facebook, Twitter, Youtube đã nhanh chóng chi phối cuộc sống của 8 tỉ dân trên cả hành tinh. Theo trang web The Social Media, “nếu Facebook là một quốc gia thì dân số của nó sẽ đứng vào hàng thứ 3 của thế giới!” Enrick Halmark, một nhà nghiên cứu truyền thông cũng đã tuyên bố: “Chúng ta không thể chống lại truyền thông xã hội, cách duy nhất để đối mặt là chung sống với nó!” Có thể nói, truyền thông đang trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại này.

    Hiện nay, tại Việt Nam, nhóm ngành truyền thông tập trung vào việc quảng bá, tổ chức sự kiện, viết bài về các sản phẩm, dịch vụ. Với tính sáng tạo, mới lạ, ngành này đang thu hút rất đông đảo nhân lực tìm đến nhưng không phải ai cũng có thể tỏa sáng. Những chuyên gia về quan hệ công chúng được xem là “con gà đẻ trứng vàng” của các công ty truyền thông, hưởng mức lương cao ngất ngưởng. Đơn giản vì tính đến nay, số lượng người được đào tạo bài bản, chuyên môn sâu về ngành vẫn chỉ mới đếm trên đầu ngón tay. Do đó, việc tìm kiếm, đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho ngành truyền thông vẫn là một câu hỏi khó.

    “Lương trung bình của 1 người làm trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện theo thống kê là 400USD/tháng và trên thực tế có thể nhiều hơn thế” chị Huệ Anh - Bưu điện Việt Nam cho biết. Trên thế giới, mức lương dành cho những người làm trong lĩnh vực này cao hơn rất nhiều. Theo số liệu tổng hợp từ trang www.payscale.com, thu nhập một năm của vị trí chuyên viên truyền thông tại Mỹ là từ $29,937 - $70,239 (1,5 tỷ đồng), tại Anh là từ £12,164 - £51,289 (1,7 tỷ đồng) và tại Úc là AU$52,925 - AU$88,780 (1,9 tỷ đồng).

    Ít cơ sở đào tạo truyền thông tại Việt Nam:

    Tại Việt Nam chỉ có một vài trường, viện và các công ty tổ chức đào tạo kiến thức cơ bản trong tiếp thị, truyền thông và quảng cáo. Vì vậy, hầu hết các công ty phải tự đào tạo nhân viên của họ để đáp ứng nhu cầu công việc thực tế. Các khóa học đào tạo về tiếp thị, truyền thông phục vụ ngành công nghiệp này tại các trường đại học, các học viện chỉ được thực hiện trong ngắn hạn và vẫn thật sự chưa sâu sắc.

    Cá biệt có ý kiến cho rằng, các khóa đào tạo phần lớn do các giảng viên không thật sự chuyên nghiệp trong ngành, thiếu sự trải nghiệm quốc tế và chia sẻ những kinh nghiệm đã thực hiện là chính. Hầu hết các công ty trong ngành phải tự tiến hành đào tạo cho nhân viên của mình. Bên cạnh đó, đa số các công ty Việt Nam chủ yếu là học kiến thức, kinh nghiệm từ các đồng nghiệp nước ngoài hoặc các công ty chuyên nghiệp khác trong ngành.

    Qua khảo sát, nhiều bạn trẻ hay nhầm lẫn communication (truyền thông) với media (phương tiện truyền thông đại chúng). Bộ Giáo dục & Đào tạo có mã ngành tuyển sinh chuyên khoa Truyền thông & Báo chí trong đó có các chuyên ngành: Báo chí; Truyền thông đa phương tiện; Công nghệ truyền thông và Quan hệ công chúng. Vậy truyền thông thương hiệu (brand communication), truyền thông marketing (marketing communication) và truyền thông sáng tạo (creative communication) được đặt ở đâu?

    Thực tế ở nước ta không hề có 3 chuyên ngành này, kể cả chuyên ngành quảng cáo. Lỗi này là do chúng ta đặt truyền thông lẫn chung với báo đài, báo chí (được hiểu là media: tivi, báo, tạp chí và radio) làm công cụ “tuyên truyền” chứ không phải là công cụ của marketing (truyền thông tích hợp – IMC).

    Một loại công cụ chủ lực, phổ biến trong ngành công nghiệp quảng cáo và xây dựng thương hiệu. Dù 3 ngành học này rất thịnh hành và “hot” ở các nước có nền kinh tế và quảng cáo phát triển. Chính sự nhận thức “vĩ mô” kinh tế thị trường chưa cập nhập đầy đủ đó, làm cho các bạn trẻ tốt nghiệp các trường đại học Việt Nam ở các chuyên khoa truyền thông & báo chí khó mà kiếm việc tại các công ty quảng cáo lớn hoặc quảng cáo đa quốc gia.

    Chọn ngành truyền thông khi Du học nước ngoài là một trong những lựa chọn tuyệt vời của nhiều bạn trẻ để củng cố cho con đường sự nghiệp quốc tế của bạn. Sinh viên theo học về truyền thông có thể linh động lựa chọn giữa các chuyên ngành: quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, quảng cáo, phương tiện truyền thông , tuyên truyền công chúng... Các cơ hội nghề nghiệp cũng rất đa dạng vì đây là một ngành gần gũi nhất và có ảnh hưởng tới mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

    Kỹ năng, phẩm chất của người làm truyền thông:

    • Kỹ năng nghiên cứu, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch truyền thông;
    • Kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp các hoạt động truyền thông;
    • Kỹ năng tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch, dịch vụ và sản phẩm truyền thông;
    • Kỹ năng phân tích, đánh giá, thẩm định các chương trình, hoạt động, dịch vụ sản phẩm truyền thông.
    • Khả năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng quan hệ tốt;
    • Có khả năng viết;
    • Có đầu óc tổ chức;
    • Sáng tạo;
    • Khả năng làm việc độc lập và xử lý tình huống tốt.

    Nơi làm việc và vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
    • Vị trí làm việc:
    - Chuyên viên phòng/ban chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp ngành Văn hóa, Thông tin – Truyền thông và các ngành có liên quan.

    - Chuyên viên quản trị của các công ty truyền thông hoặc hoạt động truyền thông của các công ty khác.

    - Chuyên viên tác nghiệp như tổ chức sự kiện, PR, quảng cáo, marketing,… của các cơ quan, doanh nghiệp truyền thông.

    - Chuyên viên nghiên cứu ở các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa xã hội.
    Nơi làm việc sau khi ra trường:

    - Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin truyền thông.
    - Cơ quan thông tấn.
    - Các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực truyền thông và văn hóa.
    - Các doanh nghiệp truyền thông như: công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty nghiên cứu thị trường, phòng PR và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi ngành nghề,…
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/nghe-truyen-thong-thu-nhap-khung.2291.html"

    Quan tâm nhiều
    Bài viết mới