Cần tập trung học những gì khi đang còn là sinh viên? Trong thời gian chúng ta theo học chương trình kế toán của các trường theo hệ: trung cấp, cao đẳng, đại học thì chương trình học rất đầy đủ và ai cũng công nhận là kiến thức rất rộng. Tuy nhiên, chính vì rộng đó mà bạn loay hoay với một câu hỏi: “Phần nào là quan trọng trong tất cả các môn bạn theo học?” Tự bạn không trả lời được, hỏi người khác… người ta cũng như bạn! Để cuối cùng, khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trong tay rồi mà… bạn vẫn chưa biết! Mất tập trung, chán nản vì ngành kế toán Thực tế là, khi bạn đang học môn học nào đó thì: tiết học, môn học, người giáo viên hướng dẫn môn học ấy chính là các yếu tố quan trọng đối với bạn! Vì sao bạn biết không? Hầu như các môn học được thiết kế có xu hướng liên kết với nhau, môn học này bổ trợ hay là tiền đề để bắt đầu cho môn học kế tiếp! Cho nên, bạn cần phải học tốt môn trước đó thì bạn mới có thể theo kịp chương trình học tiếp theo bạn à! Nhân tiện đây, tôi sẽ nói thêm về các môn thuộc chuyên ngành kế toán của bạn. Có các môn học sau: Nghề kế toán: Sinh viên cần tập trung học những gì Một khi bạn nhận ra rằng: nghề kế toán là quan trọng đối với bạn, bạn phải tìm cho kỳ được công việc kế toán trước hoặc vừa mới tốt nghiệp xong! Thì ngay tại thời điểm chuyển giao giữa học phần Đại cương và Chuyên ngành, chính bạn là người phải thay đổi hành vi học tập của mình! Môn vỡ lòng của chương trình kế toán mà bất kỳ ai cũng phải trãi qua đó là: Nguyên lý kế toán và nó còn có một cái tên khác, đó là: Kế toán đại cương. Bạn phải thật tập trung. Bởi vì, lúc này bạn giống như một tờ giấy trắng (bạn nên biết chỉ có duy nhất trong tay 1 và chỉ 1 tờ mà thôi!), bạn hiểu như thế nào và viết gì lên đó đầu tiên thì mãi mãi về sau nó vẫn là như thế! Và lúc này cũng giống như bạn đang nếm thử 1 món ăn lạ! Một món ăn nuốt khó trôi, một món ăn mà chính bạn đôi khi phải: tự nhắm nghiền đôi mắt, miệng thì đọc lại nguyên tắc, trong khi trí não cố hình dung lại cách thức thầy giáo hướng dẫn trên lớp như thế nào! Một số hiệu là một tên gọi! Chỉ riêng 2 từ: “NỢ” + “CÓ” thôi, cũng đủ làm bạn ngơ ngẩn 1 lúc lâu! Hiểu thế nào cho phải để không nhầm lẫn! Và lúc này đây, bạn có thích và có muốn ăn nữa hay không… là do chính bạn tự nhận ra đó bạn à! Bạn yên tâm, khi bạn vượt qua chướng ngại vật to đùng này thì bạn vững tin vào chính mình rồi đó! Bạn tiếp tục môn kế tiếp! Đó là, Kế toán tài chính! Tại đây, bạn sẽ có dịp làm quen với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, cách thức hạch toán, kết hợp với vẽ sơ đồ chữ T và bước cao nhất là từ các nghiệp vụ đó bạn sẽ lập được bộ báo cáo tài chính, biết các loại sổ kế toán là thế nào. Đây là giai đoạn cuối cùng, bước tổng hợp tất cả các kiến thức kế toán của bạn. Hai môn còn lại: kế toán chi phí và kế toán quản trị, thực ra đã được lồng ghép vào 2 môn học mà tôi nêu với bạn phía trên. Chương trình tách ra như thế để phục vụ cho công việc quản trị sau này! Đó chính là, phân loại, xem xét, phân tích tình hình biến động của từng loại chi phí trong từng giai đoạn hay cao hơn nữa là phục vụ cho việc đưa ra quyết định nhanh khi giám đốc đặt bút ký vào hợp đồng cung cấp hàng cho đối tác và ông ta sẽ cân nhắc liệu với đơn giá như thế Doanh nghiệp có lãi hay không? Hay chấp nhận mức giá đó để vì tầm nhìn cho mối quan hệ làm ăn lâu dài sau này! Nếu bạn thích, bạn hãy nghiên cứu làm cách nào tính và đưa ra quyết định nhanh, bạn nhé! Những vấn đề bạn quan tâm, tôi đã viết ra như trên. Vì thế, tôi chốt lại thế này, trong quá trình bạn học, mỗi tiết học, mỗi bộ môn, mỗi giáo viên đều rất quan trọng đối với bạn. Bạn phải đi bước đầu tốt thì bạn mới có thể bước tiếp bước sau. Riêng những môn chuyên ngành kế toán, tôi chỉ cần bạn học tốt kế toán căn bản (nguyên lý kế toán và kế toán tài chính) là tôi tin chắc bạn sẽ vững. Bạn đã rõ ý tôi rồi chứ? Tôi chúc các bạn học tốt và đừng bao giờ phân vân lựa chọn việc gì là tốt nhất! Bởi bạn cứ hoài nghi, cứ chọn lựa thì chính bạn đã tự đánh mất: thời khắc, công việc và con người quan trọng tại thời điểm hiện tại đấy bạn ạ! Thân chào các bạn!