Muốn dạy con ngoan – Cha mẹ phải học?

Thảo luận trong 'Kỹ năng mềm' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 21/11/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    Làm thế nào để con vẫn ngoan ngoãn mà không cần dùng đòn roi?
    “Ăn đi con, không ăn mẹ đánh bây giờ”

    “Con hư quá, mẹ đánh cho chừa này [đánh con]”

    Việc đánh con để dạy con đã trở nên quen thuộc với các bậc cha mẹ Việt Nam, và điều này vẫn tồn tại trong nhiều gia đình hiện đại.

    Vậy dùng bạo lực để dạy con là phương pháp cuối cùng của các bậc cha mẹ? Làm thế nào để con vẫn ngoan ngoãn mà không cần dùng đòn roi?

    Đánh con thể hiện sự bất lực của cha mẹ

    Chắc hẳn khi con đang nằm trong bụng mẹ, không có bố mẹ nào nghĩ rằng sinh con ra sẽ dạy con bằng roi vọt. Tuy nhiên, thực tế để dạy con vâng lời và ngoan ngoãn là một điều không dễ thực hiện với các bậc cha mẹ. Đặc biệt rất nhiều gia đình có con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, bố mẹ mất kiên nhẫn khi chỉ dạy con – và roi vọt là biện pháp hữu hiệu nhất để con trở nên ngoan ngoãn.

    muon-day-con-ngoan-cha-me-phai-hoc.jpg
    Dùng đòn roi để bắt con làm theo ý mình, để con trở thành “con ngoan trò giỏi” đã là chuyện thường tình trong mỗi gia đình Việt Nam (Ảnh minh họa)

    Trong khi nhiều cha mẹ chọn đòn roi là biện pháp hữu hiệu để răn đe con trẻ, một số ông bố bà mẹ khác lại có kiểu tra tấn bằng tinh thần – thậm chí kinh khủng hơn cả đòn roi.

    Tra tấn bằng tinh thần ở đây là những lời chửi mắng, hạ nhục con trước mặt bạn bè, so sánh con với các bạn khác, cấm đoán con đủ thứ. Cách đe nẹt này có tác dụng tương tự đòn roi, khiến con cái vì quá sợ lời mắng nạt mà không dám nghịch ngợm, không dám nói bậy, không dám làm gì trái ý cha mẹ.

    Hiệu quả tức thì của việc đánh đập, quát mắng là trẻ ngay lập tức ngưng mọi hành động không vừa ý bạn, ngoan ngoãn nghe lời và có thể sẽ không tái phạm (vì sợ lại bị đánh mắng). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời và thể hiện rõ sự bất lực của cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái.

    Sau khi bị bố mẹ đánh đòn nhiều lần, trong đầu trẻ nhỏ sẽ hình thành suy nghĩ “mình sẽ không làm việc đó vì bố mẹ sẽ đánh”, và sự tự giác, tự chủ sẽ không được gây dựng, thay vào đó, trẻ hình thành tâm lý đối phó, đổ trách nhiệm cho người khác và giữ khoảng cách với cha mẹ. Nếu bị đánh đập nhiều lần với cường độ gia tăng, trẻ sẽ bị các vấn đề về tâm lý, thần kinh, ảnh hưởng đến lòng tự tôn và khả năng tư duy sau này.

    Muốn dạy con, trước hết cha mẹ phải học!

    Tác hại của bạo lực khi nuôi dạy con đã rõ ràng, nhưng làm thế nào để con nghe lời mà cha mẹ không cần dùng đòn roi?

    Trả lời thắc mắc lớn này của các bậc cha mẹ, Ths. Trần Thị Ái Liên trở thành người đầu tiên truyền đạt những kiến thức quý báu, khoa học trong chuỗi chương trình Kỷ luật không nước mắt cho hàng ngàn phụ huynh trên khắp cả nước.

    Với Kỷ luật không nước mắt, chị Ái Liên cho rằng muốn con ngoan phải dạy con từ gốc rễ của vấn đề, tức là dạy cho trẻ tự chủ, nhận thức và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình, chứ không phải là răn đe con để con sợ mà không tái phạm. Không dùng đòn roi nhưng cha mẹ phải biết đặt ra những kỷ luật để con tuân theo và cùng thực hiện với con, xem con bình đẳng và tôn trọng thắc mắc của con chứ không phải cha mẹ trên quyền, con cái phải luôn nghe lời cha mẹ bất kể đúng sai.

    Khi bạn khẽ tay nhẹ hay chê bai nhẹ thôi, hàng ngày cũng đủ để cho con bạn căng thẳng. Khi đó, hormon Cortisol sản sinh ra nhiều hơn. Nếu tiết ra thường xuyên, hormon này sẽ như một loại chất độc. Trẻ em sống với một lượng lớn cortisol hàng ngày sẽ chậm phát triển toàn diện. Đứa trẻ sẽ nhỏ con hơn, yếu sức hơn và không thông minh như những đứa trẻ đồng lứa… - Ths. Ái Liên chia sẻ trong khóa học Kỷ luật không nước mắt.

    muon-day-con-ngoan-cha-me-phai-hoc-2.jpg
    Chị Ái Liên giảng về nhu cầu cơ bản của trẻ em, khóa học “Kỷ luật không nước mắt” phiên bản online.

    Trong một chương trình khác của mình, khóa học “Cho con ăn đúng cách”, chị Ái Liên cũng tháo gỡ khúc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ hiện đại về vấn đề cho con ăn. Con cái quá biếng ăn, ngậm cơm, chơi đùa, phá phách khi ăn làm cho nhiều người buộc phải cầm roi dọa dẫm, quát mắng, đe dọa khi cho con ăn – khiến bữa ăn của con cái trở thành nỗi ám ảnh của cả gia đình. Vậy, muốn con ăn ngoan, ăn khỏe, cha mẹ phải tạo cho con một niềm vui thích khi ăn uống, cho con tham gia quá trình chế biến, thay đổi thực đơn cho phong phú…

    Chị Ái Liên cũng khuyến cáo những bậc cha mẹ chuyên nịnh nọt con, đem quà cáp, phần thưởng ra để cho con làm theo ý mình. Ví dụ để cho con ăn hết bữa, nhiều bà mẹ nịnh con “ăn xong rồi mẹ cho đi chơi công viên, ăn ngoan mẹ mua cho kẹo bánh, đồ chơi…” Rồi dĩ nhiên đa số là không thực hiện, khiến trẻ hình thành tiềm thức là cha mẹ không giữ lời và trở nên bất mãn, không nghe lời cha mẹ nữa; mặt khác trẻ lại có thói quen hành động vì vật chất, không tự giác.

    Chị Ái Liên cho rằng, muốn dạy con ngoan, trước hết phải dạy cho con tính tự chủ là điều quan trọng nhất. Để thực hiện được điều này, cha mẹ cần phải có những kiến thức dạy con cơ bản, cùng hoàn thiện bản thân mình để làm gương cho con cái chứ không phải cứ đòn roi hay nịnh nọt con để con làm theo ý mình.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/muon-day-con-ngoan-cha-me-phai-hoc.3416.html"