Mới tốt nghiệp và chưa tìm được việc: mình cần làm gì?

Thảo luận trong 'Việc làm' bắt đầu bởi Nguyễn Thành Đạt It, 7/11/17.

  1. Nguyễn Thành Đạt It

    Nguyễn Thành Đạt It Guest Registered

    Tham gia ngày:
    28/9/16
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    1.jpg
    Một trong những việc vui nhất của mình khi viết blog về hướng nghiệp đó là được‘tâm sự’ với nhiều bạn đọc. Và trong những câu chuyện than thở đó, rất nhiều email xoay quanh về chủ đề Tốt Nghiệp mà vẫn Thất Nghiệp, đi phỏng vấn 10 chỗ toàn rớt, đã gửi CV đến hơn 20 chỗ mà không có phản hồi gì, 3 tháng tốt nghiệp rồi mà vẫn ngồi nhà.

    Thật ra nếu mới tốt nghiệp khoảng 3 tháng mà chưa tìm được một công việc ổn định thì cũng không phải cái gì đáng sợ quá đâu. Nhưng vì nhiều bạn đọc hỏi mình làm thế nào để thoát khỏi ‘cái thời gian khổ cực’ này nhanh nhất, nên mình quyết định viết một bài về 5 tips các bạn mới tốt nghiệp có thể làm trong lúc chưa tìm được việc.

    Mình là một người may mắn được trải qua nhiều công việc khác nhau từ hồi năm nhất. Mình từng làm Marketing Executive cho một trung tâm tiếng Anh, làm Truyền thông cho một bảo tàng lớn tại Hà Nội, sau này thì có quản lý cho dự án phim Lửa thiện nhân – một trong những bộ phim tài liệu thành công nhất của Việt Nam và có nhiều lần làm việc tại trường Đại học RMIT với nhiều vị trí khác nhau. Vậy có phải lúc nào công việc của mình cũng suôn sẻ không? Đương nhiên là không rồi. Cũng có những lúc mình chẳng có việc gì làm, cũng rảnh rỗi, cũng lo lắng về tương lai lắm. Nhưng những lúc như thế ngắn thôi, vì mình tìm ra cho bản thân những giải pháp để bận rộn rồi.

    Nếu em là một cử nhân mới tốt nghiệp hoặc chuẩn bị tốt nghiệp, nộp đơn cho vài chỗ mà chưa được phản hồi lại, cũng đừng lo lắng quá. Ngoài kia cũng đang nhiều người chật vật giống mình lắm. Và anh đảm bảo, ngoài kia có rất nhiều công việc còn trống cần người như mình, chỉ cần mình biết đến đúng lúc đúng chỗ, chắc chắn sẽ có công việc thôi.

    Thôi luyên thuyên dài dòng, đây là 5 việc mình làm khi mình chưa có việc.


    1. MÌNH KIẾM MỘT CHỖ ĐỂ THỰC TẬP
    Chúng ta đều biết là, nhà tuyển dụng lúc nào cũng muốn một bạn ‘ứng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế’. Vậy ngoài việc đi học, tham gia vài câu lạc bộ ở trường, thì làm sao để có kinh nghiệm làm việc thực tế bây giờ? Đấy là kiếm một công ty để thực tập, có lương thì càng tốt, không lương cũng không sao.

    Công việc thực tập đầu tiên mình làm là cho phòng Tư vấn hướng nghiệp RMIT, mình đã học được rất nhiều (viết ở đây nè). Và đấy cũng là công việc đưa mình đưa đến với đam mê hướng nghiệp mà mình theo đuổi hiện tại.

    Nói gì thì nói, là một người cũng từng làm một vài start-up nhỏ nhỏ, mình đồng ý là nhà tuyển dụng sẽ rất khó tính và thường không ấn tượng lắm với các bạn chưa từng đi làm bao giờ cả. Trừ các công việc liên quan đến kế toán, kiểm toán, nơi có thể có cơ hội cho các bạn sinh viên điểm cao chót vót, còn kinh nghiệm cá nhân mình thấy là, CV bạn nào mà có kinh nghiệm làm việc thực tế ở đâu đó thì sẽ có điểm cộng hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì khi thấy bạn đi làm, nhà tuyển dụng có thể ‘đoán’ là bạn sẽ học hỏi nhanh hơn, năng động hơn so với những bạn chưa đi làm bao giờ.

    Vậy nên, nếu hiện tại CV của bạn chưa có ổn, chưa có nhiều kinh nghiệm cho lắm, mình khuyên bạn đọc nên kiếm một công việc thực tập, làm hẳn không lương cũng được. Nói thì dễ thế thôi, chứ kiếm được một công việc thực tập cũng đâu có dễ đâu. Một số giải pháp của mình như thế này:

    a) Xin thực tập ở một start-up

    Nói thật là nhiều start-up nghèo lắm, nên nếu mà có một bạn ứng viên chủ động xin thực tập, lại có đủ năng lực nữa thì chắc chắn họ nhận ngay. Lương có thể không cao nhưng có thể cũng đủ để trả tiền ăn hàng ngày và tiền gửi xe đấy. Mà đừng chờ start-up đăng tin rồi mới ứng tuyển, kinh nghiệm của mình là tự tìm đến họ, gửi cho người ta một cái email và xin và một vị trí nào đó. Ví dụ mình sẽ lên Facebook gõ từ ‘startup’ vào ô tìm kiếm, ra một đống các pages và groups liên quan đến startup:

    [​IMG]

    Sau đây mình follow hết tất cả các groups và pages đó, vào đó đọc các tin tuyển dụng mà mình thấy hay và xem email của nhà tuyển dụng là gì. Sau khi có email rồi mình sẽ soạn một email gửi cho người ta, nội dung đại ý là em có kĩ năng A,B,C này này, hiện tại em đang muốn làm công việc thực tập ở vị trí này này, và em hoàn toàn có thể làm miễn phí, anh chị có muốn cho em một cơ hội để ta ngồi nói chuyện thêm với nhau không? Nếu bạn tự tin và kĩ năng mình có và nhà tuyển dụng biết trọng dụng người, kiểu gì cũng sẽ có một buổi phỏng vấn với nhau.

    Kinh nghiệm cá nhân của mình là các start-up rất thiếu người làm Contents (viết nội dung Facebook, website), người làm Sale, người làm Customer Service, người làm HR, Admin, etc. Vậy nên nếu bạn quan tâm đến các vị trí đó, đừng ngần ngại nộp đơn vào.

    b) Tìm việc ở các NGO, tổ chức phi chính phủ

    Cũng tương tự như các start-up ở trên, các tổ chức phi chính phủ hoặc các nhóm NGO rất cần người (đặc biệt là người trẻ), và họ cũng không có nhiều tiền để trả lắm. Các bạn cũng lên Facebook, gõ từ khó ‘NGO’ Việt Nam hoặc ‘phi chính phủ’, sẽ ra rất nhiều tên các đơn vị để lục lọi.

    Người Việt Nam mình thích miễn phí lắm, nên sẽ chẳng ai từ chối bạn nếu bạn sẵn sàng làm không lương đâu. Nhưng hãy chắc chắn mình có một bản CV tốt, một mục tiêu rõ ràng thì mới tận dụng hết được công việc này. (Vào tháng 9/2017 tới mình sẽ mở một Workshop về cách tìm việc và xây dựng Networking tại Hà Nội, bạn nào quan tâm có thể vào đây xem).

    2. MÌNH ĐI ‘LA LIẾM’ THẬT NHIỀU
    La liếm ở đây tức là đi ‘networking’ đấy. ‘Networking’ không phải là cứ gặp thật nhiều người và cố gắng quảng cáo mình cho người ta. Các bạn hãy nghĩ Networking thật đơn giản là cơ hội để cho mình học thêm kĩ năng với và hợp tác với những người mà mình có cơ hội được gặp.

    Khi các bạn sinh viên nghe đến Networking thường bị sợ. Kiểu sợ dễ thấy nhất là ‘em là người hướng nội, em giao tiếp không giỏi lắm, nên em sợ em không networking được‘. Mình cũng là người hướng nội đặc sệt đây, và mình vẫn có thể Networking được, đương nhiên là với cách mình thấy thoải mái nhất, và đây là cách của mình.

    Mình ngồi lên lại một list các ‘lão làng’ đã đi qua trong cuộc đời mình như là thầy cô giáo, anh chị sếp cũ, đồng nghiệp cũ, những bạn bè đang đi làm thành công và những người mình nói chuyện trên Facebook mà chưa có dịp gặp. Mình tin là mỗi một người mình liệt kê ở trên đều có một cái gì đó giỏi giỏi mà mình có thể học được. Vậy tại sao không ‘networking’ từ những người này trước? Vậy nên mình sẽ gửi cho họ một tin nhắn Facebook (hoặc email với những người lớn hơn), hẹn gặp mặt hàn huyên khoảng 1-2 tiếng khi họ rảnh rỗi, và mình có thể dành thời gian hỏi đáp họ nhiều hơn. Đừng có ngại, ai cũng thích chia sẻ hết ấy.

    Mà trước khi gặp những người này, hãy chỉnh chang lại CV của bản thân trước, làmmột số bài test tính cách hoặc tham gia chương trình Career & Personal Development để hiểu rõ bản thân mình hợp với cái gì và thích cái gì trước. Đừng vừa gặp một người lâu lâu không gặp đã đùng một cái hỏi anh chị có biết chỗ nào đang tuyển dụng không giới thiệu em với. Chắc chắn là không hiệu quả đâu.

    Một chỗ nữa mà chúng ta có thể xây dựng ‘networking’ là qua các chương trình hội thảo hoặc hội nhóm Online. Để biết được hội thảo nào hay hay, các bạn có thể thử ghé qua trang https://www.eventbrite.com/ để biết thêm. Còn nếu không các bạn cứ lên Facebook gõ những từ khoá về lĩnh vực bản thân thích như là ‘digital marketing’, ‘start-up’, ‘viết 100 từ’ và tham gia các Groups tìm được, cũng là một các networking rất tốt cho người hướng nội hoặc ngại giao tiếp.

    3. HỌC ĐỂ MỞ RỘNG KĨ NĂNG
    Kiến thức đại học chả bao giờ là đủ đâu, vậy nên bây giờ dù bạn đọc đang 20 tuổi, 22 tuổi, 25 tuổi hay kể cả 29 tuổi, học một cái gì đấy mới không bao giờ là thừa hết. Ví dụ trên các website như Udemy, Coursera, FutureLearn có rất nhiều các khoá học miễn phí về SEO, Google Adwords, Copywriting, Photoshop, các bạn hoàn toàn có thể tìm và học, biết đâu lại biết thêm một kĩ năng nữa và làm nghề tay trái.

    Đặc biệt là các bạn đang ứng tuyển trái ngành, nếu thấy trong tin tuyển dụng mình đang thiếu kinh nghiệm gì, hãy học bù cái đó trên mạng. Ví dụ một bạn tốt nghiệp quản trị kinh doanh muốn ứng tuyển vào vị trí Digital Marketing, thấy đòi hỏi phải biết ‘thiết kế WordPress’, vậy làm gì bây giờ? Lên ngay Udemy tìm từ khoá ‘wordpress’ và học ngay một khoá thôi. Nhưng nếu không thích thì có nên học không? À vậy thì bạn biết rồi đó, ngay cả học mới còn không thích, thì chắc chắn nếu bạn có được nhận vào vị trí đó làm được vài ngày bạn cũng chán thôi.

    Các bạn có thể tham khảo bài về các lớp học kĩ năng miễn phí này để biết thêm về các khoá học hay hay.

    Có 2 khoá học rất hày mà mình khuyến khích các bạn có thể thử là Hootsuite Social Media Courses nếu bạn nào đang muốn làm Digital Marketer và Career & Personal Development nếu bạn nào đang muốn phát triển bản thân.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/moi-tot-nghiep-va-chua-tim-duoc-viec-minh-can-lam-gi.5055.html"