Trong mật mã học, mật mã Caesar, còn gọi là mật mã dịch chuyển, là một trong những mật mã đơn giản và được biết đến nhiều nhất. Mật mã là một dạng của mật mã thay thế, trong đó mỗi ký tự trong văn bản được thay thế bằng một ký tự cách nó một đoạn trong bảng chữ cái để tạo thành bản mã. Vĩ dụ, nếu độ dịch là 3, A sẽ được thay bằng D, Ă sẽ được thay bằng C và cứ thế đến hết. Phương pháp được đặt tên theo Caesar, vị hoàng đế đã sử dụng nó thường xuyên trong công việc. Bước mã hóa bằng mã Caesar thường được kết hợp với một mã phức tạp hơn, ví dụ như mật mã Vigenère, và hiện nay vẫn được dùng trong các ứng dụng hiện đại như ROT13. Cũng như các mật mã thay thế dùng một bảng mã khác, mã Xê da dễ dàng bị phá vỡ và không đáp ứng được yêu cầu an toàn thông tin trong truyền thông. Ví dụ Phép dịch chuyển có thể được biểu diễn bằng hai bảng chữ cái, ví dụ dưới đây bước dịch chuyển là 3, con số này cũng gọi là khóa mã: Bảng chữ cái thường: ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ Bảng chữ cái mật mã: DEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZABC Với bản chữ cái Tiếng Việt: Bảng chữ cái thường: AĂÂBCDĐEÊGHIKLMNOÔƠPQRSTUƯVXY Bảng chữ cái mật mã: BCDĐEÊGHIKLMNOÔƠPQRSTUƯVXYAĂÂ Khi mã hóa hay giải mã, người ta thay thế mỗi chữ cái với chữ cái cùng hàng trong bảng trên. Giải mã Dịch ngược lại dựa theo bảng mật mã trên. Ví dụ Đầu tiên ta có văn bản NHOMBON với khóa mã là 4 Ta tạo ra bảng chữ cái để mã hóa: Bảng chữ cái thường: ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZ Bảng chữ cái mật mã: PQRSTUVWXYZABCDEFGHIJKLMNO Ta sẽ thay các chữ N=R, H=L, O=S,... Giải mã Văn bản mã hóa: NHOMBON Văn bản ban đầu: RLSQFSR