Lý thuyết cơ bản về màu sắc

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Hướng dẫn' bắt đầu bởi Support, 29/6/16.

  1. Support

    Support Moderator Moderator Registered

    Tham gia ngày:
    13/6/16
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    N/A
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-1.png

    Lý thuyết về màu sắc là kiến thức cơ bản đầu tiên bạn cần phải nắm trước khi bắt đầu học vẽ màu. Có nhiều kiến thức về màu sắc phụ thuộc vào lĩnh vực và cách ứng dụng chúng, trong phạm vi bài này chúng ta sẽ đề cập đến lý thuyết màu sắc trong hội họa.

    Màu sắc là gì?

    - Màu sắc là con đẻ của ánh sáng. Màu sắc là ánh sáng.
    - Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác.
    + Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng.
    + Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó nữa.
    - Theo quang học: Khi luồng áng sáng trắng đi qua lăng kính mặt trời thì tách ra 7 sắc gồm: Vàng, cam, đỏ, lục, lam, chàm, tím.
    - Trong hội hoạ thì màu là những chất liệu cụ thể do những sắc tố được chiết ra từ khoáng chất, hoá chất, thảo mộc --> màu sắc tố

    ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-2.jpg
    + Đen trắng: Màu vô sắc

    ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-3.jpg
    Ba yếu tố cơ bản của màu sắc:

    1. Sắc ( Ton ).
      Độ đậm hoặc nhạt của một màu nào đó khi pha trắng hoặc pha đen.
    2. Quang độ: (Valuer).
      Độ sáng hoặc tối của một màu, là tác dụng liên kết giữa các độ đậm nhạt này với độ đậm nhạt kia. Ví dụ: trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất do Sự đập mắt.
    3. Cường độ: (Intensity).
      Là mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó (thị giác cảm nhận được độ tươi thắm) do Sự kích thích thị giác. Ví dụ: Vàng: Quang độ sáng hơn. Cam: Cường độ mạnh hơn do độ tươi thắm của nó.

    ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-4.jpg

    Màu càng pha trắng thì quang độ càng sáng nhưng cường độ càng yếu.

    Vòng thuần sắc:
    • Định nghĩa: Vòng tròn khép kín cho thấy tác dụng của các loại màu sắc.
    • Mục đích yêu cầu: Nắm được tính chất, chức năng, tác dụng của màu sắc để nhận diện với tên gọi cụ thể, ứng dụng nhuần nhuyễn, thích hợp.
    ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-5.jpg
    Một phần là khoa học, một phần là nghệ thuật. Vòng thuần sắc là công cụ giúp ta hiểu được màu nào đi với cái gì.

    Bất cứ nơi nào có ánh sáng, nơi đó có màu sắc. Chúng ta thường nghĩ rằng, màu sắc đứng độc lập với nhau. Màu chúng ta thường nhìn thấy một mình luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những màu xung quanh. Nó giống như nốt nhạc, không có màu “xấu” hay màu ”tốt”. Đúng hơn là nó chính là sự kết hợp của những yếu tố xung quanh.

    Vòng thuần sắc bao gồm 3 màu chính,mỗi màu có 1 màu bậc nhất và 2 màu bậc 2. Ánh sáng trắng chứa tất cả màu chúng ta nhìn thấy được, tạo thành một quang phổ vô hạn mà luôn luôn xuất hiện trong chuỗi từ tím-tới-đỏ, bạn nhìn thấy được trong cầu vồng (bên phải, ở trên). Để làm cho nó thực tế hơn, vòng thuần sắc miêu tả tính vô hạn với 12 màu cơ bản xinh xinh giống như hộp bút chì màu đầu tiên của bạn.

    Các loại màu:
    1. Màu bậc nhất : Còn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất. Từ đó có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng – không màu nào pha trộn ra nó.

      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-6.jpg
      Gồm 3 màu: Vàng, đỏ, lam.
    2. Màu bậc hai (màu bổ túc): Còn gọi là màu phụ, màu bậc hai
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-7.jpg
      Gồm 3 màu: Tím, lục, cam
      Tím: Lam + Đỏ
      Lục: Lam + Vàng
      Cam: Vàng + Đỏ
      (pha với phân lượng bằng nhau)
    3. Màu bậc ba:
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-8.jpg Gồm các màu:
      Cam vàng, Cam đỏ, Tím lam, Tím đỏ, Lục lam, Lục vàng.
      Được pha với phân lượng bằng nhau từ màu bậc 1 với màu bậc 2 đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc.

      Tương tự ta có Màu bậc 4,5,6,7 ….
      Bằng cách pha với phân lượng bằng nhau giữa các màu đứng cạnh nhau trong vòng thuận sắc ta tiếp tục có các màu bậc cao hơn.
    4. Màu tương phản: Màu đối kháng nhau, khi đứng cạnh nhau màu này làm nổi bật màu kia hay ngược lại.
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-9.jpg Có 3 cặp màu tương phản:
      Vàng – Tím
      Đỏ – Lục
      Lam – Cam
    5. Màu nóng, màu lạnh:
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-10.jpg
      Màu nóng: Gây cảm giác ấm áp, gần, kích thích thị giác –> Màu ngả đỏ: Vàng, cam vàng, cam, cam đỏ, đỏ
      Màu lạnh: Gây cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc lạnh lẽo, xa –> Màu ngả xanh: Lục vàng, lục, lục lam, lam, tím lam, tím, tím đỏ
    6. Màu trung tính:
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-11.jpg
      Mùa trung tính do sự kết hợp giữa trắng và đen tạo ra . Màu không thuộc nóng, không thuộc lạnh: Màu xám
      Có nhiều gốc xám:
      + Xám do đen pha trắng
      + Xám do pha 2 màu tương phản với nhau
      + Xám do pha 3 màu chính với nhau
    7. Màu trung gian:
      - Màu điều giải sự mâu thuẫn đối kháng về sắc độ, cường độ, quang độ, được pha từ hai màu đang có sự tương phản với nhau.
      - Hai màu tương phản về nóng lạnh, tìm màu trung gian trên vòng thuần sắc.
    8. Màu tương đồng:
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-12.jpg
      Màu tương đồng là những màu thoạt nhìn qua trông chúng có vẻ giống nhau, nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng thuần sắc. Một dãy màu nối tiếp nhau, liên kết nhau chặt chẽ, không phân biệt nóng lạnh (mở rộng cả khi pha với trắng hoặc đen).
    9. Màu bổ túc xen kẻ:
      - Vàng và tím: cặp màu tương phản ( Tím đỏ, tím lam: 2 màu tương đồng với tím, là một cặp bổ sung xen kẽ của vàng).
      - Đỏ và Lục: cặp màu tương phản. (Lục vàng, lục lam: 2 màu tương đồng với lục, là một cặp bổ sung xen kẽ của đỏ).
      - Lam và Cam: cặp màu tương phản. (Cam vàng, Cam đỏ: 2 màu tương đồng với cam, là một cặp bổ sung xen kẽ của lam).
      Áp dụng để trang trí: Màu tương đồng nhau làm phông (fond) là chủ toàn bộ không gian, màu còn lại (cũng là màu gốc trong nhóm 3 màu bổ sung xen kẽ) làm màu nhấn, màu trọng điểm.
      • ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-13.jpg Bổ túc trực tiếp: Các màu nằm đối diện nhau trong bản màu bổ sung trực tiếp cho nhau.
      • Bổ túc kép: Hai màu nằm hai bên bổ sung kép cho màu đối diện trên bản màu ( Tạo thành hình tam giác cân ).
      • Bổ túc bộ ba, bổ túc bộ bốn
    10. Màu chủ đạo:
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-14.jpg
    11. - Màu chiếm diện tích trội nhất trong toàn bộ không gian, chi phối toàn bộ hoà sắc của không gian
      - Một không gian trang trí có màu chủ đạo như một bản nhạc có chủ âm.
      - Màu chủ đạo còn tuỳ thuộc vào đề tài, không gian, thời gian, vị trí sử dụng, tâm sinh lý người sử dụng, ý đồ, tình cảm.

      Nói đến màu chủ đạo là nói đến màu nhấn để tạo sự cân đối, hài hoà, là màu tô điểm có tác dụng dẫn mắt, tạo chính phụ. Màu nhấn là màu tương phản với màu nền (màu chủ đạo) về tính chất nóng, lạnh, sắc độ, quang độ, cường độ. Sử dụng màu nhấn phải tế nhị không lộ liễu.
    12. Màu sắc riêng: Quy luật hỗ trợ cộng hưởng của các màu sắc, ánh sáng, môi trường, không khí, vật thể. Sử dụng màu là để diễn tả sự cộng hưởng ấy (không sử dụng màu riêng của từng vật thể mà không hiểu quy luật cộng hưởng).
    13. Màu độc sắc:
      ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac-15.jpg
      Là tên gọi của loại không gian chỉ sử dụng một màu pha với trắng và đen tạo sự liên kết các sắc độ một cách tinh tế
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/ly-thuyet-co-ban-ve-mau-sac.2297.html"