Luật nghĩa vụ quân sự 2016 quy định, hành vi trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghĩa vụ quân sự là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các bạn trẻ hiện nay. Vậy luật nghĩa vụ quân sự 2016 đã sửa đổi những gì? 1. Gọi nhập ngũ Chỉ gọi nhập ngũ 1 lần: Từ năm 2016 trở đi, chỉ có 1 đợt gọi nhập ngũ là tháng 2 hoặc tháng 3. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi nhập ngũ lần thứ 2. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ. Quy định thời gian này cũng áp dụng cho việc gọi tham gia nghĩa vụ công an nhân dân. – Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự: từ 1/11 đến hết 31/12 hàng năm tương ứng với 1 đợt gọi nghĩa vụ quân sự vào tháng 2 hoặc tháng 3. Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được gửi đến công dân trước 15 ngày. – Đối tượng đăng kí nghĩa vụ: Nam từ 17 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên. – Độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. – Thời gian phục vụ tại ngũ: từ 1/1/2016, thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng. Ngoài ra, thời gian này có thể kéo dài thêm nhưng không quá 6 tháng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong trường hợp khẩn cấp. 2. Ai được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự? Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe; – Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; – Trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận; – Con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61 -80%; Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; – Hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; – Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án pháttriển kinh tế xã hội của nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định; – Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Trốn nghĩa vụ quân sự: Phạt tiền còn tái phạm sẽ phạt tù – Ảnh minh họa nguồn Internet. 3. Đối tượng nào được miễn gọi nhập ngũ? Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1; – Anh trai hoặc em trai duy nhất của liệt sĩ; – Con một của thương binh hạng 2; Con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; – Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; – Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. 4. Ai được công nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình? Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực. – Hoàn thành nhiệm vụ công an xã liên tục đủ 36 tháng trở lên. – Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp ĐH trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị. – Thanh niên đã tốt nghiệp ĐH,CĐ,TC tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế-quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định. – Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên 5. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý ra sao? Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) có hiệu lực ngày 1/1/2016 quy định Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Các đối tượng trong độ tuổi gọi nhập ngũ mà có hành vi trốn tránh đi nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Điều 59 Luật nghĩa vụ quân sự quy định đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự, có thể bị xử phạt như sau: Xử phạt hành chính: – Không có mặt đúng thời gian, địa điểm kiểm tra khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe NVQS mà không có lý do chính đáng bị phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng. – Người khám sức khỏe làm sai lệch kết quả phân loại nhằm trốn tránh NVQS, hối lộ tiền hay lợi ích vật chất khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe NVQS, cán bộ, nhân viên y tế làm sai lệch yếu tố về sức khỏe bị phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng. – Không có mặt đúng thời gian, địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng bị phạt tiền từ 1.5 – 2.5 triệu đồng. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Ngoài xử phạt hành chính, đối tượng vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự , Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe,… Ngoài ra, công dân vi phạm nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt hành chính theo nghị định 120/2013/NĐ-CP mà vẫn tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260,261 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009: – Đã bị phạt tiền mà còn tái phạm, đối với công dân vi phạm sẽ bị phạt tù 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ vi phạm. – Đối với cán bộ nếu đã bị phạt tiền mà còn tái phạm thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm tùy theo mức độ vi phạm. 6. Có được trả lương cho ngày nghỉ để khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự? Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng. – Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám, kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe, tiền tàu xe đi, về.