Kinh Nghiệm Chạy Google Mạng Hiển Thị GDN

Thảo luận trong 'Tổng hợp SEO' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 1/11/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    GDN là khái niệm Quảng cáo mạng hiển thị của Google (Google Display Networks). Các website đối tác của Google là các website có vị trí hiển thị quảng cáo Google Adsense đối với website đó và cũng là vị trí quảng cáo GDN đối với các banner Website chúng ta.

    kinh-nghiem-chay-google-mang-hien-thi-GDN.png

    GDN là một trong 3 hình thức quảng cáo Google Adwords bao gồm: Mạng tìm kiếm (Search, SEM), Remarketing (Quảng cáo bám đuổi) và GDN

    kinh-nghiem-chay-google-mang-hien-thi-GDN-2.jpg
    GDN (Google Display Networds)

    Chiến lược khi sử dụng hình thức GDN
    • Nhắm mục tiêu rộng, các banner được phân phối trên các website khác nhau trên dưới 100 ngành nghề, quảng cáo có thể giúp bạn phân phối quảng cáo đến vài trăm nghìn người mỗi ngày
    • Phù hợp với chiến lược quảng bá thương hiệu, giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu (Hình banner quảng cáo nên có logo cty để thực hiện mục tiêu này)
    • Quảng bá website kéo nhiều KH đến website với chi phí cực rẻ
    • Phụ trợ cho các hình thức quảng cáo khác như Remarketing, SEO khi đã kéo được 1 lượng khách hàng tiềm năng từ GDN đổ về web
    • Bao phủ trên các mặt trận trên internet khiến khách hàng tiềm năng của bạn phải choáng ngộp
    Kinh Nghiệm Quảng Cáo Google Adwords (GDN)
    Dưới đây là một số kinh nghiệm khi triển khai GDN cho một số doanh nghiệp và khách hàng của tôi.

    Kinh nghiệm 1: GDN nhắm Banner quảng cáo

    kinh-nghiem-chay-google-mang-hien-thi-GDN-3.png
    Các loại hiển thị quảng cáo GDN

    GDN mạng hiển thị cho phép bạn thiết lập quảng cáo dạng đáp ứng, dạng chữ (Text) và Banner. Tuy nhiên để nhằm phục vụ cho mục đích quảng cáo thương hiệu thì chúng ra nên dùng banner (Thể hiện được logo, hình ảnh, màu sắc, thông điệp...)
    GDN cho phép thiết lập 16 kích thước banner khác nhau tuy nhiên chỉ có một số kích thước banner phổ biến mà bạn quan tâm chiến trên 80% các kích thước banner hiện tại
    • 300x250
    • 250x250
    • 336x280
    • 300x600
    • 728x90
    • 928x90
    • ........
    Để xem các kích thước các banner khác bạn xem bài viết: Ứng dụng GDN vào quảng cáo Google

    Kinh nghiệm 2: GDN nhắm Thông điệp quảng cáo trên Banner

    Thông điệp quảng cáo là một trong những yếu tố để thành công của một chiến dịch quảng cáo, vì vậy bạn nên dành nhiều thời gian để suy nghĩ. Tùy vào những thời điểm mà mục tiêu thông điệp của bạn khác nhau cho phù hợp chiến lược phát triển của bạn hoặc doanh nghiệp của bạn
    Xuyên suốt thông điệp quảng cáo của thương hiệu Vinamilk trước đây luôn chứa đựng thông điệp là "Sữa tươi nguyên chất 100%" nhờ vậy đã khẳng định được thương hiệu dù là trên kênh quảng cáo nào.
    Do vậy trước khi bắt đầu thực hiện chiến dịch quảng cáo GDN bạn cần lưu tâm đến vấn đề này. Chọn thông điệp, nội dung hình ảnh tốt giúp gia tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR sẽ làm chi phí mỗi lượt click giảm xuống nên bạn đặc biệt quan tâm phần này.

    Kinh nghiệm 3: GDN nhắm Địa điểm quảng cáo

    Nếu chúng ta muốn quảng cáo mạng hiển thị chính xác cho từng thị trường thì bạn nên quan tâm đến địa điểm quảng cáo.
    Ví dụ bạn chọn TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng thì những người dùng nơi đây mới thấy mẫu quảng cáo GDN của bạn nhờ vậy sẽ giúp bạn tránh mất chi phí vô ích cho các thị trường khác mà bạn chưa nhắm tới
    Ngoài ra bạn có thể nhắm theo bán kính và loại trừ các khu vực không muốn quảng cáo để tăng mức độ chính xác

    Kinh nghiệm 3: GDN nhắm Ngôn ngữ

    Bạn nên chọn cả tiếng anh và tiếng việt là bởi vì một vài trình duyệt của người sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh tuy nhiên đó lại là người Việt do vậy bạn nên cài đặt cả 2 ngôn ngữ này

    Kinh nghiệm 4: GDN nhắm Chiến lược giá thầu

    Có chiến lược giá thầu CPC tối đa, CPM, CPA
    Chiến lược giá thầu kiểm soát cách bạn trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo của bạn.

    Điều này có nghĩa là: Loại giá thầu của bạn cho chúng tôi biết liệu bạn muốn trả cho nhấp chuột quảng cáo (CPC), số lần hiển thị (CPM) hay chuyển đổi (CPA). Số tiền giá thầu (tính bằng đô la hay VNĐ tùy lúc bạn cài đặt) là số tiền cao nhất bạn muốn trả và ảnh hưởng đến cách quảng cáo của bạn được xếp hạng.
    Do vậy tùy vào mục tiêu mà bạn quảng cáo thì bạn sẽ chọn chiến lược giá thầu nào là phù hợp. Tuy nhiên bạn là người mới bắt đầu quảng cáo thì nên chọn CPC để dễ dàng kiểm soát

    kinh-nghiem-chay-google-mang-hien-thi-GDN-4.png
    Nhắm mục tiêu GDN theo nhân khẩu học

    Kinh nghiệm 5: GDN nhắm mục tiêu vào khách hàng

    Mục này cực kì quan trọng tại đây bạn có thể nhắm mục tiêu theo từ khóa tìm kiếm của người dùng, nhắm mục tiêu theo độ tuổi giới tính (Nhân khẩu học)..., nhắm mục tiêu trên các website đối tác chiến lược..
    Đặc biệt là nhắm mục tiêu được thu thập dữ liệu từ code remarketing từ Google Adwords và dữ liệu từ Google Analytic. Do vậy để thực hiện nhiều hiệu quả hơn nữa là ngay trước đó ít nhất là 2 tuần trở lên bạn phải chuẩn bị phần này.

    Kinh nghiệm 6: Chiến lược chạy GDN

    Bạn nên thiết lập 1 chiến dịch GDN tập trung vào khách hàng mục tiêu, thị trường, trang website mục tiêu. Song song đó bạn cũng cần chạy 1 chiến dịch GDN khác với mục tiêu rộng hơn để đo lường và đánh giá thị trường cho các mục tiêu chiến lược sắp tới có cần đánh mạnh hay không.

    Nguồn: toilaquantri.com
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/kinh-nghiem-chay-google-mang-hien-thi-gdn.3051.html"