Gần đây cộng đồng kiếm tiền online (MMO) Việt Nam đang dậy sóng với “phong trào” kiếm tiền từ Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing. Affiliate Marketing là gì? Cơ hội kiếm tiền với Affiliate Việt Nam như thế nào? Liệu có nên tham gia Tiếp thị liên kết ở Việt Nam? Đó là những câu hỏi thường gặp của những người đang quan tâm và bắt đầu suy nghĩ tham gia vào lĩnh vực này. Kiếm tiền online cũng như kiếm tiền từ Affiliate khó hay dễ? Điều này phụ thuộc vào bản thân ở người tham gia, kỹ năng về Marketing online, thấu hiểu khách hàng của Nhà cung cấp, chiến lược và cách chọn campaign phù hợp với traffic ... Kiếm tiền từ Affiliate (Tiếp thị liên kết), không phải một cách thức kiếm tiền, làm giàu nhanh chóng và có kết quả cao ngay tức thì nhưng đó là một cơ hội gia tăng thu nhập thụ động và không giới hạn khi bạn tạo dựng cho mình một website, blog hay sử dụng các kênh mạng xã hội của mình để quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho các nhà cung cấp, và tất nhiên phải mất thời gian và công sức, kiên trì. Affiliate là gì? Trước khi bắt đầu tham gia kiếm tiền từ Affiliate, bạn cần hiểu rõ bản chất về lĩnh vực này. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là một chương trình hay nền tảng tiếp thị liên kết kết nối những Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ với người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống Đối tác, là đơn vị sở hữu website, blog hay các kênh mạng xã hội. Đối tác sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ từ nhà cung cấp chương trình/nền tảng tiếp thị liên kết khi quảng bá thành công sản phẩm, dịch vụ của Nhà cung cấp. Khái niệm về chương trình Tiếp thị liên kết (Affiliate Program) và Nền tảng Tiếp thị liên kết (Affiliate Platform) Chương trình Tiếp thị liên kết, là hệ thống kết nối Nhà cung cấp với người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống Đối tác, trong đó Nhà cung cấp tự xây dựng riêng cho mình một chương trình Tiếp thị liên kết, quản lý hệ thống và tracking, nhằm phục vụ cho họ đẩy mạnh bán hàng. Có 1 số chương trình Tiếp thị liên kết như: Amazon, Lazada…. Nền tảng Tiếp thị liên kết, là hệ thống kết nối Nhà cung cấp với người tiêu dùng cuối cùng thông qua hệ thống Đối tác của một công ty trung gian. Công ty trung gian đứng giữa kết nối Nhà cung cấp và Đối tác, quản lý hệ thống và tracking đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên. Có 1 số nền tảng tiếp thị liên kết như CJ (CommissionJunction), ACCESSTRADE … Bạn sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ bằng cách nào? Khi bạn tham gia quảng bá thành công cho chiến dịch của Nhà cung cấp sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ từ Nhà cung cấp – Chương trình tiếp thị liên kết hoặc công ty trung gian cung cấp Nền tảng Tiếp thị liên kết. Hoa hồng được tính theo 2 hình thức cơ bản là CPS (Cost per Sale) theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị đơn hàng, giá trị sản phẩm/dịch vụ như mua hàng, booking phòng khách sạn, chẳng hạn khi bạn tham gia nền tảng ACCESSTRADE Affiliate, tham gia phân phối quảng bá cho Zanado, bạn sẽ nhận được hoa hồng lên tới 20% giá trị đơn hàng được thanh toán thành công, tỷ lệ hoa hồng tùy thuộc vào từng ngành hàng quy định riêng theo từng chiến dịch… và theo CPL (Cost per Lead) với mức hoa hồng nhất định tùy theo từng chiến dịch chẳng hạn bạn sẽ nhận được 640,000đ cho một form đăng ký tham gia kiểm tra học thử với chiến dịch Wall Street English ở ACCESSTRADE hoặc kết hợp linh hoạt cả 2 mô hình này. Bạn phải làm gì để có hoa hồng? Đơn giản với blog, website hay các kệnh mạng xã hội khác, với kiến thức sử dụng các công cụ Digital Marketing sẵn có, bạn tham gia quảng bá cho các chiến dịch của Nhà cung cấp bằng cách chia sẻ link affiliate thông qua các site của mình, khách hàng truy cập vào các kênh của bạn, thông qua banner, link bài viết dẫn đến site của Nhà cung cấp và phát sinh hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, điền thông tin ... , mỗi hành động thành công sẽ được Nhà cung cấp và Nhà cung cấp nền tảng/chương trình tiếp thị ghi nhận kết quả và là căn cứ để thanh toán hoa hồng chia sẻ cho bạn. Cách chọn chiến dịch Để lựa chọn chiến dịch, quyết định tham gia quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ nào, bạn cần phải xem xét tập trung vào 1 hoặc 1 số sản phẩm chủ đạo, phù hợp với thị trường. Sản phẩm càng phù hợp với thị trường, khách hàng càng phù hợp với sản phẩm bạn chọn, phù hợp với traffic website của bạn, có khả năng thanh toán cho đơn hàng, bạn càng có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn, và tất nhiên, bạn phải thực sự hiểu khách hàng và có các kênh quảng bá nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu này. Chẳng hạn, khi bạn tham gia ACCESSTRADE Affiliate và phân phối cho chiến dịch Mở thẻ tín dụng ANZ, bạn cần hiểu rõ quy trình mở thẻ tín dụng của ANZ, nhóm khách hàng mục tiêu đủ điều kiện tham gia mở thẻ tại ANZ, bạn không thể nhắm đến đối tượng nam,nữ độ tuổi dưới …………….. Với những người mới bắt đầu tham gia, có thể phân phối cho các chiến dịch đơn giản về CPL (Cost per Lead), bạn sẽ nhận được hoa hồng chia sẻ khi người dùng hành động đăng ký, điền form thông tin. Thu nhập từ Affiliate như thế nào? Rất nhiều bạn đã tham gia Affiliate như là một công việc chính thậm chí trở thành là nguồn thu nhập chủ yếu của họ bới tính chất hoa hồng hấp dẫn, thu nhập thụ động mà Affiliate mang lại. Thị trường Affiliate tại Việt Nam đang trên đà phát triển và quá tiềm năng cho những ai thực sự đam mê về Affiliate. Thu nhập tới hàng chục hay hàng trăm triệu với Affiliate không còn quá khó khăn. Mình sẽ cập nhật case study tại topic sau nhé. Chọn nhà cung cấp nền tảng/chương trình Affiliate Như chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo một số chương trình Tiếp thị liên kết hoặc Nền tảng Tiếp thị liên kết sau: Clickbank – Là một nền tảng Tiếp thị liên kết lớn nhất thế giới chuyên về các sản phẩm kỹ thuật số CJ – CommissionJunction – Một trong những Nền tảng tiếp thị liên kết uy tín tại Mỹ, cung cấp đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Amazon – Chương trình Tiếp thị liên kết lớn cung cấp đa dạng các sản phẩm thuộc nhiều ngành nghề khác nhau ACCESSTRADE – Nền tảng tiếp thị liên kết uy tín của Nhật Bản với hơn 15 kinh nghiệm và phát triển, hiện tại ACCESSTRADE đã có mặt tại Việt Nam, cung cấp đa dạng các chiến dịch quảng cáo từ các lĩnh vực khác nhau như Thương mại điện tử, Giáo dục, Du lịch, Tài chính – Ngân hàng … Và rất nhiều chương trình, nền tảng khác. Việc lựa chọn chương trình/nền tảng Affiliate trước khi bắt đầu tham gia là rất quan trọng, tránh trường hợp bị scam-lửa bảo, bỏ rất nhiều công sức để bán sản phẩm nhưng bị quỵt tiền hoa hồng, không được thanh toán, tracking sai…. Có rất nhiều công ty cung cấp nền tảng Affiliate nhưng cần tìm hiểu kỹ một số vấn đề sau: - Tìm hiểu chính sách thanh toán, tránh gặp rắc rối trong việc rút tiền, nhận tiền. Nếu bạn không nhận được tiền thì coi như bạn đang làm việc không công cho họ trong khi đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức, chi phí… - Xem xét các đánh giá (review) của chương trình này từ các forum, bạn bè, chuyên gia - Đối với các chương trình Affiliate nước ngoài, cần xem xét họ có hỗ trợ chấp nhận Việt Nam hay không? Các hình thức thanh toán của họ là gì: Union, Paypal, Bank transfer, check…, và ở Việt Nam có hỗ trợ các hình thức đó hay không? Kinh nghiệm – Lời khuyên Trước khi bạn bắt đầu tham gia Affiliate, có thể tham khảo một số kinh nghiệm của mình: - Thiết kế website/blog. Nếu bạn chưa biết cách làm một website chuyên nghiệp, có thể bắt đầu bằng blog. Tạo 1 blog rất nhanh và đơn giản, có thể sử dụng 1 số theme miễn phí và quan trọng là nội dung – content tốt. Hãy biến những người truy cập site của bạn là khách hàng tiềm năng và trở thành người mua hàng. Chắc chắn trước khi bắt đầu làm site, bạn cần xác định rõ, sản phẩm, dịch vụ mình đang chuẩn bị bán là gì để có thiết kế và nội dung tốt nhất - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Hầu hết những đã truy cập vào website của bạn từ các công cụ tìm kiếm và những khách hàng tiềm năng, bởi họ đã thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ đó. Với một website mới, chưa có nhiều người biết đến, bạn cần đẩy mạnh SEO, ít nhất là Top 10 Google, hãy viết nội dung bằng trải nghiệm của người dùng, càng hấp dẫn, bạn sẽ sớm thành công. - Liên tục rà soát website từ nội dung, banner quảng cáo. Theo dõi tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi từ nhấp chuột đến mua hàng thành công …. - Đầu tư vào quảng cáo: Tùy vào sản phẩm, dịch vụ bạn tham gia phân phối, bạn có thể lựa chọn 1 số hình thức quảng cáo Google, Facebook … thu hút khách hàng về website của nhà cung cấp. - Tracking và Tracking. Bạn cần tracking cẩn thận và chi tiết hiệu quả làm việc, có thể sử dụng Google Analytics để phân tích các số liệu về lượng truy cập, nguồn truy cập, thiết bị truy cập …. và điều chỉnh cho hợp lý nhất. Hãy làm việc hết mình, kết quả tốt đẹp sẽ đến với bạn! Nguồn: accesstrade.vn