Khái niệm về phương pháp đo ảnh đơn?

Thảo luận trong 'Xử lý ảnh' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 24/4/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    1. Khái niệm

    Phương pháp đo ảnh đơn là 1 trong 2 phương pháp cơ bản của trắc địa ảnh để thành lập bản đồ địa hình và bản đồ địa chính và các bản đồ chuyên đê.

    2. Các đặc điểm của phương pháp đo ảnh đơn:

    Bên cạnh đó chúng ta cần phải tiến hành công tác đo vẽ ngoại nghiệp các nội dung sau:
    i. Điều vẽ các nội dung ghi chú bản đồ như tính chất của hệ thống thủy văn, giao thông, dân cư, địa giới hành chính v.v..
    ii. Đo vẽ địa hình bao gồm đường bình độ và các điểm ghi chú độ cao.
    iii. Đo vẽ bổ sung các địa vật mới xuất hiện hoặc đã biến đối so với ảnh chụp, địa vật bị ch khuất.

    - Công tác đo vẽ ngoại nghiệp được tiến hành trực tiếp trên bình đồ ảnh nên có thể chọn các địa vật rõ nét trên ảnh và trên thực địa để đặt trạm máy giảm nhẹ công tác ngoại nghiệp tăng hiệu quả công tác và giảm giá thành sản phẩm.

    - Bản đồ địa hình được đo vẽ trên nền bình đồ ảnh thì được gọi là bản đồ ảnh, bản đồ ảnh rất thuận lợi cho công việc số hóa để thành lập các bản đồ số phục vụ cho các mục đích khác nhau.

    3.Thành lập bản đồ địa chính

    Là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ địa chính.
    i. Ở dùng 1 tỷ lệ bản đồ thì bản đồ địa chính bao giờ cũng có độ chính xác cao hơn bản đồ địa hình.
    a. Dựa vào tấm ảnh đơn chúng ta chỉ xác định được vị trí mặt phẳng x,y không xác định được độ cao h do đó khi muốn thể
    hiện độ cao chúng ta cần phải xác định bằng phương pháp trắc địa (lấy file đã có độ cao từ các phương pháp nội suy độ
    cao, trạm đo vẽ ảnh số (trong xử lý ảnh lập thể)).

    b. Để đo vẽ được địa vật thì ảnh đơn cần phải nắn chỉnh (xử lý) để khử độ lớn của sai số xê dịch vị trí điểm ảnh do góc
    nghiêng của ảnh gây ra, hạn chế sai số do địa hình chênh cao gây ra (∆Rh<=Sai số giới hạn cho phép)

    c. Đưa tỉ lệ tấm ảnh về tỉ lệ bản đồ cần thành lập. Tính chất của đối tượng đo vẽ, nếu chưa xác định chính xác bằng công tác nội nghiệp thì cần được xác định bằng việc đối chiếu điều tra ngoài thực địa.

    d. Các đối tượng do ảnh bị che khuất hoặc mới phát sinh sau khi chụp ảnh thì cần phải đo vẽ bổ sung theo các phương pháp ngoài thực địa.
    Vậy phương pháp đo ảnh đơn là phương pháp thành lập bản đồ dựa trên hình ảnh của các đối tượng đo vẽ đc chụp trên ảnh hàng không kết hợp với công tác Điều vẽ và đo vẽ bổ sung ngoài thực địa do đó còn được gọi là phương pháp đo vẽ phối hợp hay phương pháp đo vẽ kết hợp.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/khai-niem-ve-phuong-phap-do-anh-don.1604.html"