Nhiều chuyên gia nhận định việc học tiếng Anh ở Việt Nam bao năm qua vẫn đang khá “lẹt đẹt”. Để cải thiện việc này cần có những giải pháp để cải thiện Hiện nay ở Việt Nam các trường Đại học, cao đẳng hay tại Cao đẳng Dược mặc dù vẫn có giảng dạy nâng cao tiếng Anh nhưng trình độ của sinh viên vẫn chưa được cải thiện. GS.Trần Văn Nhung Nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho rằng việc học tiếng Anh vẫn ‘lẹt đẹt’ sau bao năm là do nước ta thiếu chiến lược bài bản, để cải thiện vấn đề này chúng ta nên tham khảo ở một số nước trong khu vực để thêm kinh nghiệm trước khi có những sự thay đổi. Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 20082020” mới đây đang có nhiều vấn đề gây xôn xao trong dư luận. Thấy vấn đề này GS. Trần Văn Nhung người đã viết bức thư ngỏ về quốc sách cho tiếng Anh ngày 19/5/2015 tiếp tục có chia sẻ về việc dạy và học tiếng Anh ở VN hiện nay và đặc biệt là giải pháp để nâng cao trình độ tiếng Anh của người Việt. Giáo sư cũng đánh giá, trình độ tiếng Anh của thanh niên Việt Nam qua thời gian đã khá hơn nhiều. Những nếu so sánh trình độ của thanh niên Việt với người cùng lứa tuổi ở các nước khác, điển hình là trong khu vực ASEAN, thì còn thấp hơn nhiều. Hầu hết các nước ASEAN đều nói tiếng Anh, phổ cập trong công việc cũng như giao tiếp hàng ngày. Nguyên Thứ trưởng đánh giá, mặc dù tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy từ lâu nhưng trình độ tiếng Anh của người Việt, đặc biệt là học sinh, sinh viên còn kém là do việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh vẫn còn hạn chế, vẫn chưa trở thành chiến lược quốc gia. Đây cũng là nguyên do mà giáo sư viết viết bức tâm thư đề nghị cần có “quốc sách” biến tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt, chứ không đơn thuần chỉ là việc một ngoại ngữ. “Nếu chỉ xem nó là ngoại ngữ, không gắn vào chuyên môn, thực tiễn thì tiếng Anh khó “sống” được. Cái khó nhất vẫn là giáo viên. Nhưng chúng ta vẫn phải mạnh dạn làm dần, thầy cô có thể vừa dạy vừa học thêm” – giáo sư nói. “Khả năng sử dụng tiếng Anh của người Việt Nam đang là một trong những rào cản không nhỏ ảnh hưởng đến tốc độ hội nhập quốc tế, trong việc xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh và phát triển văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo”. Vì vậy, giải pháp mà giáo sư Trần Văn Nhung đề xuất là Việt Nam nên học tập các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia. Ở một nước cùng khu vực như Singapore, “ông Lý Quang Diệu từng chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn (copy) sách giáo khoa phổ thông của nước Anh cho trường học, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Dù ông là người gốc Hoa và có người khuyên rằng nên đưa tiếng Hoa vào Singapore nhưng ông không đồng ý. Ông cho rằng tiếng Anh phải được đưa vào trong nhà trường, giao tiếp trong công sở”.Bỏ qua sự phản đối kịch liệt của cộng đồng gốc Hoa, “thủ tướng Singapore xác định muốn thịnh vượng thì không có con đường nào khác ngoài việc phải làm cho trẻ con giỏi tiếng Anh thật sự, ngay từ bé khi bước chân vào nhà trường” – giáo sư Nhung phân tích. Còn với trường hợp của Malaysia là bài học về chủ trương dùng tiếng Malay. Kết quả là nhiều học sinh, sinh viên nước này bỏ ra nước ngoài. Mỗi năm nước này bị chảy máu ngoại tệ nhiều tỷ đôla Mỹ, chất lượng đại học đi xuống. Chính vì vậy nền giáo dục nước này đã quay lại với chiến lược tiếng Anh. Giáo sư Trần Văn Nhung khẳng định Việt Nam nên học tập Singapore về dạy và học tiếng Anh như cố GS Bộ trưởng Tạ Quang Bửu từng nói: “Dạy ngoại ngữ giống như dạy bơi, cứ ném xuống ao. Đó là cách nhanh nhất để biết bơi”.