Đủ chiêu “bẫy” người dùng

Thảo luận trong 'Tin tức và sự kiện' bắt đầu bởi Nguyễn Thành Đạt It, 6/10/16.

  1. Nguyễn Thành Đạt It

    Nguyễn Thành Đạt It Guest Registered

    Tham gia ngày:
    28/9/16
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    Thứ Năm, ngày 06/10/2016 14:44 PM (GMT+7)

    Có rất nhiều chiêu trò cài dịch vụ di động trả phí mà người dùng không biết nên đăng ký sử dụng.

    Ngày hội công nghệ Google Day X Việt Nam 2016 có gì đặc biệt?

    Apple tung video quảng cáo iOS 10 với tính năng gửi thông điệp mới

    Người dùng iPhone hoang mang vì bị khóa máy

    Sau vụ Sam Media âm thầm “móc túi” người dùng di động hơn 230 tỉ đồng, nhiều người kiểm tra thuê bao đã “té ngửa” khi phát hiện mình đang phải trả phí cho rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng từ trên trời rơi xuống. Thông qua những người làm trong lĩnh vực nội dung số, chúng tôi đã phát hiện khá nhiều thủ đoạn của các công ty cung cấp dịch vụ này trên mạng di động.

    Khuyến mãi trước, thu cước sau

    Từng nhiều năm làm cho các công ty nội dung số, anh Q.V tiết lộ với chúng tôi nhà cung cấp có nhiều cách để dụ một thuê bao di động đăng ký sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng. Theo cách truyền thống hiện nay là nhắn tin quảng cáo hấp dẫn để lôi kéo người dùng đăng ký dịch vụ. Chẳng hạn, một số tin nhắn mà công ty nội dung số lẫn nhà mạng đều áp dụng phổ biến: “Bạn được tặng MIỄN PHÍ sử dụng dịch vụ… Hãy nhắn tin ABC gửi XYZ để dùng miễn phí trong 7 ngày...” hoặc “Xin chúc mừng bạn đã trúng thưởng chương trình bốc thăm may mắn… Hãy nhắn tin ABC gửi XYZ để biết phần thưởng của mình”. Loại tin nhắn này khiến những người dùng không đọc kỹ, thoáng thấy miễn phí hay trúng thưởng đã vội nhắn tin đăng ký sử dụng.

    nguoidung-1.jpg Người dùng di động nên thận trọng với nhiều “bẫy” trên các ứng dụng dịch vụ Ảnh: Tấn Thạnh
    Loại thứ hai là khuyến mãi trước rồi âm thầm thu cước sau.

    Nhà mạng nhắn tin thông báo: “Thuê bao đã được đăng ký sử dụng miễn phí dịch vụ X trong chương trình khuyến mãi 1 tháng, 3 tháng. Nếu không muốn, thuê bao có thể nhắn tin hủy”. Tuy nhiên, hầu hết người nhận không đọc hết tin nên không nhắn hủy, thuê bao của họ tự động “bị” đăng ký dùng dịch vụ, hết thời hạn khuyến mãi, tiền cước sẽ bị trừ âm thầm. Cũng có người hiểu rõ nhưng tự tin dịch vụ sẽ hủy khi hết hạn “xài chùa” nhưng không mấy ai nhớ điều này sau vài tháng. Hậu quả, họ bị trừ cước dịch vụ.​

    Loại thứ ba là qua các hệ thống quảng cáo.

    Người dùng các ứng dụng miễn phí trênAndroid thường thấy các quảng cáo dạng pop-up bất ngờ bung ra khiến người dùng (đang trong thao tác sử dụng ứng dụng) chạm tay vào trang quảng cáo (thay vì chạm vào nút tắt quảng cáo). Thao tác này sẽ vô tình kích hoạt điện thoại nhắn tin đăng ký sử dụng dịch vụ theo lập trình được cài đặt sẵn trong mẩu quảng cáo. Người dùng không hay biết bị tính phí dùng dịch vụ.

    Một loại nữa thường được các chuyên gia bảo mật cảnh báo nhiều năm nay là các ứng dụng không chính thống hoặc mạo danh ứng dụng phổ biến được người dùng cài đặt vào máy.

    Các ứng dụng không chính thống là ứng dụng nổi tiếng nhưng đã bị đính kèm thêm một chương trình riêng. Người dùng tải ứng dụng không chính thống này từ các trang mạng, diễn đàn… và cài đặt vào máy. Ứng dụng mạo danh thực chất là các mã độc giả dạng ứng dụng nổi tiếng để lừa người dùng. Khi được cài đặt vào máy, chúng sẽ điều khiển điện thoại nhắn tin đến các đầu số làm tốn tiền cước chủ thuê bao.

    Nên tự bảo vệ

    Trao đổi với chúng tôi về những thủ đoạn “móc túi” người dùng di động nêu trên, các nhà mạng đều né tránh trách nhiệm mà “chuyền bóng” sang các công ty đầu số và các công ty cung cấp dịch vụ nội dung số. Đại diện VinaPhone và Viettel đều cho biết sẽ quyết liệt xử lý các đối tác vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng.

    Đã có quyết định xử lý kịp thời một số đơn vị CP/SP (nhà cung cấp dịch vụ nội dung) vi phạm quy chế hợp tác theo thông tin phản ánh của báo chí trong thời gian qua. Thậm chí, chấm dứt hợp đồng với hơn 30 đối tác vì cung cấp nội dung chưa phù hợp với văn hóa Việt, đăng ký dịch vụ cho khách hàng qua WAP, sử dụng đầu số dịch vụ kênh để gửi tin nhắn quảng cáo cho bên thứ ba, nhắn tin rác đến cho khách hàng…

    Tuy nhiên, theo đại diện Trung tâm Kinh doanh VAS - Viettel Telecom, đã có rất nhiều biện pháp để quản lý việc hợp tác cung cấp dịch vụ nội dung nhưng do tính chất của các dịch vụ khá phức tạp và đa dạng nên vẫn chưa ngăn chặn hiệu quả những sai phạm.

    Đại diện MobiFone cũng thừa nhận sai sót trong quản lý dịch vụ: “Hiện MobiFone hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp cung cấp nội dung. Đây cũng là khe hở trong quản lý các nhà cung cấp dịch vụ nội dung khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng của MobiFone. MobiFone cam kết khắc phục sự cố, bảo đảm các quyền lợi cho khách hàng và sẽ xử lý nghiêm các nhà cung cấp dịch vụ nội dung gây ảnh hưởng đến quyền lợi người dùng”.

    Dù vậy, theo các chuyên gia, người dùng dịch vụ di động nên cẩn trọng khi thao tác và tự bảo vệ túi tiền của mình.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/du-chieu-bay-nguoi-dung.2758.html"