Domain, hosting là gì?

Thảo luận trong 'Hosting, VPS và Domain' bắt đầu bởi tranvcuong94, 1/6/16.

  1. tranvcuong94

    tranvcuong94 Moderator Moderator

    Tham gia ngày:
    9/4/16
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    Chúng ta có rất nhiều bài viết về hướng dẫn lập trình và thiết kế web. Do đó, nếu như thiếu một series về hosting/domain thì quả là thiết xót rất lớn. Do đó, trong loạt bà này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách mua, cấu hình và sử dụng hosting/domain.

    #Domain là gì?

    Mọi người trên thế giới đều có một cái tên, mọi cửa hàng cần có một địa chỉ. Và không ngoại lệ, website của chúng ta khi đưa lên thế giới mạng internet bao la thì cũng cần phải có cái gì đó để người khác họ gọi, họ gõ, để họ truy cập.
    Vâng, đó chính là domain hoặc tên miền. Nó chính là định danh của bạn, cửa hàng, sản phẩm của bạn trên internet. Tên người thì có thể giống nhau, nhưng tên miền thì chỉ có duy nhất, ai đăng ký mua trước thì sẽ được.

    Cấu trúc tên miền gồm hai phần. Tạm gọi là phần đầu và phần đít. Hai phần được ngăn cách với nhau bằng dấu chấm .

    - Phần đầu: thể hiện tên của chủ thể, cá nhân. Ví dụ: izwebz; minhman; thachpham;….
    - Phần đít: là loại tên miền. Có 2 loại tên miền: quốc tế (.com; .net; .org; .info) và quốc gia (.vn; .us; .ca; .jp; .tw;…)

    Khi kết hợp 2 cái đó lại thì chúng ta sẽ có được tên miền hoàn chỉnh. Ví dụ: minhman.com; izwebz.com; thachpham.com,….
    Hiện tại, theo số lượng thống kê tên Godaddy.com thì có hơn 1005 loại tên miền và được chia là nhiều thể loại khác nhau như: giáo dục(.academy; .edu;… ), kinh doanh (.company; .club; .business;…), công nghệ (.chat; .codes; .camera;…) và còn rất nhiều tên miền thú vị khác như .wtf; .xxx;… các bạn có thể xem thêm tại danh sách này.

    Ngoài ra, nếu phân theo cấp thì chúng ta có tên miền cấp 1; cấp 2. Ví dụ: tên miền tuoitre.vn, vietnam.gov là tên miền cấp 1; tuoitre.com.vn, vietnam.gov.vn là tên miền cấp 2. Tất nhiên, mỗi loại tên miền (phần đít) đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.

    .com – dùng cho mọi thể loại, là loại tên miền cực kỳ phổ biến
    .org – dành cho các tổ chức, doanh nghiệp; đoàn thể chính trị xã hội
    .info – dành cho các cá nhân
    .gov – dành cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ
    .edu – dành cho các tổ chức về đào tạo giáo dục
    .wtf – dành cho các thể loại bựa
    .xxx – dành cho các thể loại jav, cấp 3,…

    Cách mua tên miền
    Trước tiên mình cần phải chọn tên miền cho đúng, chính xác và dễ nhớ. Bạn có thể tham khảo qua bài viết về “Cách chọn domain” để có được định hướng đúng khi chọn domain.

    godaddy-020711.jpg

    Nếu mua domain quốc tế thì bạn có thể chọn nhà cung cấp uy tính đó là Godaddy.com. Godaddy hiện đang là registar tên miền lớn nhất thế giới. Mình đã mua và sử dụng Godaddy để quản lý các tên miền của mình ở đây hơn 4 năm nay. Họ làm việc rất uy tính và nhanh chóng. Goddady thường xuyên có các khuyến mãi 0.99$ và hoàn toàn không có hidden fee (phí ẩn khi mua hoặc gia hạn domain) khi đăng ký khuyến mãi. Bạn có thể đọc bài viết này để được hướng đẫn mua tên miền trên Godaddy.

    Nếu tên miền quốc gia .vn thì bạn có thể chọn mua của Mắt Bão. Các tên miền .vn của mình hiện tại đều được đăng ký tại đây. Hiện tại, ở Việt Nam thì có rất nhiều nhà cung cấp tên miền, chất lượng dịch vụ thì như nhau, nhưng mà ở bên Mắt Bảo thì nó có hệ thống quản lý tên miền hiện đại hơn, ngoài ra nó còn có hỗ trợ bằng App trên điện thoại nữa. Thủ tục thì cũng khá đơn giản, nếu cá nhân thì 1 CMND photo, nếu doanh nghiệp thì bản sao giấy ĐKKD. Các thủ tục này sẽ được nhân viên bên đó tư vấn sau khi bạn mua tên miền.

    #Hosting là gì?

    Bạn đã có cái tên (domain) rồi, nhưng mà cần phải có cái chổ để chứa các hình ảnh, bài viết, mã nguồn,… và chổ để chứa đó được gọi là hosting hoặc server.

    hosting.jpg
    Server hay còn gọi là máy chủ, hệ thống phần cứng để lưu trữ dữ liệu. Trong một server có thể có chứa nhiều hosting khác nhau (share hosting). Hầu hết các hosting bạn mua đều là share hosting cả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chọn share hosting thay vì thuê server riêng vì chi phí rẻ hơn và dễ sử dụng hơn.

    VPS là gì?

    VPS là viết tắt của Vitual Private Server, máy chủ ảo. VPS được tạo ra bằng cách chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy ảo. Mỗi máy ảo là một hệ thống riêng biệt, có hệ điều hành riêng, địa chỉ IP riêng. Tóm lại bạn có toàn quyền quản lý máy ảo của mình. Tuy nhiên, dùng VPS thì bạn cần phải có kiến thức về quản lý server, bảo mật, cấu hình,… Tất nhiên, khi dùng VPS thì khả năng hoạt động sẽ tối ưu hơn nhiều so với share host.

    Nên dùng share host hay VPS?

    Trong giai đoạn hiện tại thì tôi nghĩ tốt nhất bạn nên đầu tư cho mình một VPS cho chắc ăn. Chi phí cho VPS hiện tại cũng khá rẽ, có thể nói là rẻ hơn cả share host. Tôi sẽ đưa ra các gói cước để các bạn có thể so sánh.

    VPS tại Digitalocean.com có giá là 5$/tháng và hỗ trợ thanh toán theo từng tháng (Hướng dẫn mua và cài đặt VPS tại Digital Ocean).
    VPS tại Interserver.net có giá là 6$/tháng dùng HĐH Linux; 8$/tháng dùng HĐH Windows. Thanh toán theo từng tháng.
    Share host tại Dreamhost.com là 8.95$/tháng, thanh toán tối thiểu 12 tháng.
    Share host tại Bluehost.com là 4.95$/tháng, thanh toán tối thiểu 12 tháng.

    Do đó, các bạn thấy rằng giá của share host và vps hàng tháng cũng ngang nhau, nhưng mà share host phải thanh toán 1 lần cho cả 12 tháng thì chi phí sẽ nặng nề hơn rất nhiều.

    vps-vs-shared-hosting.jpg


    Tôi có một ví dụ nữa thế này, nếu 1 website bị DDos thì server sẽ ra sao? Có ảnh hưởng đến các website trên cùng server không?

    Câu trả lời sẽ như thế này: Trên 1 server chạy share host có nhiều website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 website bị tấn công DDos, Botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server. Riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.

    Ngoài ra, share host có ghi là Unlimited hầu hết các tính năng (disk space, BW, mail, ftp, domain, sub-domain,…). Điều đó có nghĩa là mình có thể chạy bao nhiêu website cũng được. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ điều khoản sử dụng, tài khoản của bạn chiếm dụng quá nhiều CPU và gây ảnh hưởng đến các website khác cùng server thì họ sẽ có quyền tạch tài khoản của mình đó.

    Dùng VPS có 1 cái lợi nữa đó là nếu muốn nâng cấp RAM, CPU, SSD,… thì rất dễ dàng và nhanh chóng, chỉ với vài cú click chuột. Không phải rườm rà như server vật lý.

    Bạn có thể đọc bài viết sau để biết cách đăng ký một VPS trên DigitalOcean hoặc trên Interserver.

    Làm sao để liên kết domain và Hosting, VPS, Server?

    Như mình đã nói, thì mỗi Hosting, VPS, Server có một địa chỉ IP riêng. Domain sẽ liên kết với host thông qua địa chỉ IP đó. Có nghĩa, domain là cái tên đẹp và dễ nhớ để truy cập cho website thay vì bạn phải gõ một dãy nhiều con số cực khó nhớ.

    Dùng IP: Các bạn có thể đăng nhập vào khu vực quản lý của domain và phần DNS Zone, và chúng ta chỉnh sửa lại A Record thành IP của VPS hoặc Hosting mà nhà cung cấp đưa cho bạn khi đăng ký mới.
    Dùng địa chỉ Name Server: Nếu dùng DNS thì trong phần quản lý có Name Server. Bạn thay đổi thành Name Server mà nhà cung cấp đưa cho bạn khi đăng ký mới Hosting/VPS. Name server thường có dạng sub domain ví dụ như: ns.domain.com; ns1.domain.com;…


    422013-25123-PM-hosting.jpg

    Dùng cả IP và Name Server: Tất nhiên là bạn cũng có thể kết hợp cả 2 cái luôn cũng được. Nhưng mà phải tùy nhà cung cấp có cho phép không nữa. Ví dụ như Goddady thì không được rồi đó. Nếu dùng Name server của nhà cung cấp khác thì mục DNS Zone sẽ bị khóa. Còn nếu dùng Name server mặc định của Goddady thì phần DNS Zone sẽ được mở để dùng.
    Bạn có thể tham khảo thêm cách “Cấu hình DNS” tại bài viết này.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/domain-hosting-la-gi.1958.html"