DN NHẬT BẢN CHÊ NHÂN LỰC NGÀNH CNTT VIỆT NAM

Thảo luận trong 'Tin tức và sự kiện' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 18/9/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    (DĐDN) – Hiện nay, nguồn lực công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam còn tương đối hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng để phát triển lĩnh vực ICT theo chiều sâu với các công nghệ và ứng dụng mới nhất trên thế giới.

    dn-nhat-ban-che-nhan-luc-nganh-cntt-viet-nam.jpg
    Hội thảo Quản trị theo phong cách Nhật Bản tại Châu Á: phát triển hợp tác kinh doanh tại VN”

    Đó là quan điểm của Tổng Giám đốc Cty Fujitsu Việt Nam – ông Sei Kudo tại Hội thảo Quản trị theo phong cách Nhật Bản tại Châu Á: phát triển hợp tác kinh doanh tại VN” do Đại học kinh tế Quốc gia, Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây.

    Được biết, trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành CNTT – Phần mềm đã tăng trung bình 47% mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Nếu sự cách biệt về mức độ tăng trưởng giữa cung và cầu tiếp tục trong những năm tới, VN sẽ ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng cho ngành dẫn đầu thị trường tuyển dụng này.

    Nhận xét của vị giám đốc Fujitsu, phần nào đã lột tả bức tranh chung về nhân lực trong ngành CNTT của thông tin khi trong một Báo cáo của VietnamWorks về ngành CNTT cũng đã cho thấy rõ điều này, nếu tiếp tục mức tăng trưởng nhân lực hiện tại, đến năm 2020, VN sẽ thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự ngành CNTT. “Đây là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức giáo dục, giới nhân sự và chính các nhân viên CNTT cùng góp sức đưa ra những giải pháp tốt nhất để đem đến nhiều nhân sự chất lượng hơn cho thị trường tuyển dụng CNTT” – ông Paul Espinas – Giám đốc tiếp thị VietnamWorks cho biết.

    Ở một khía cạnh khác, ông Funayama – đại diện Tập đoàn Mitsubishi tại Việt Nam lại cho rằng, thách thức lớn nhất khi đầu tư vào thị trường VN là cần hiểu rõ tư duy, văn hóa, lịch sử, truyền thống của người Việt và các đặc trưng của thị trường. Đặc biệt là DN cần mở rộng quan hệ với Chính phủ, tranh thủ sự ủng hộ từ trên xuống. Nếu không có sự thống nhất từ trên xuống dưới thì DN rất khó để triển khai thực hiện.

    Hội thảo lần này nằm trong khuôn khổ hợp tác trao đổi khoa học thường niên giữa Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN và Đại học Quốc gia Yokohama, trong đó phía Nhật Bản đã tích cực hỗ trợ Đại học kinh tế về cung cấp giảng viên Nhật Bản sang giảng dạy ngắn hạn tại Đại học kinh tế, tiếp nhận hơn 50 lượt sinh viên thực tập thực tế và giảng viên VN sang nghiên cứu ngắn hạn tại Nhật Bản kể từ năm 2012 đến nay. Trong tương lai, các chủ đề nghiên cứu về Nhật Bản sẽ tiếp tục được Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN triển khai, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề kinh doanh bền vững và sự hình thành của TPP đang được ngày càng quan tâm và biến thành hiện thực.

    Nguồn: enternews
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/dn-nhat-ban-che-nhan-luc-nganh-cntt-viet-nam.2587.html"