[Designer] Sắc độ của màu trong thiết kế đồ họa

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Hướng dẫn' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 9/10/17.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    Bài 01: SẮC ĐỘ CỦA MÀU - Phần 1

    Trong vấn đề về màu, cơ bản bạn phải nắm được những vấn đề sau:
    1. Sắc độ của màu
    2. Ngôn Ngữ Mầu
    3. Các cách phối màu
    4. Kĩ thuật điều chỉnh một màu
    5. Tỉ lệ màu.

    sac-do-mau.jpg
    Mình sẽ nói về Sắc Độ của Màu đầu tiên.
    Lí do phải có khả năng phân tách sắc độ bằng mắt tốt trước khi bắt đầu làm màu.
    Sắc độ là cách mô tả độ sáng hoặc tối của một màu.

    Nhiều bạn nghĩ rằng, màu đỏ sẽ nổi bật hơn màu xanh. Điều này đúng do hiệu ứng tâm lí, chúng ta thường bị thu hút bởi màu ấm với nhiều lí do.
    Nhưng nếu chuyển hai màu này về đen trắng, hai đối tượng sẽ có cùng sắc độ. Và như thế, về nguyên lí tương phản sáng tối – hai đối tượng trên có độ thu hút ngang nhau.
    Điều này lí giải tại sao, rất nhiều bạn sử dụng chữ đỏ trên nền xanh trông vẫn rất khó nhìn, tối.

    sac-do-mau-2.jpg
    Và giải pháp cho trường hợp này đến từ sắc độ. Đây có thể được coi là kĩ năng then chốt của người chuyên nghiệp khi dùng màu thiết kế, chỉnh ảnh...

    Bài 01: SẮC ĐỘ CỦA MÀU - Phần 2
    Phần này khá khó đọc, nhưng sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu và cơ bản hơn về sắc độ của màu.

    sac-do-mau-p2-1.jpg
    Trong việc phối màu, sẽ chỉ có 2 mối quan hệ xảy ra giữa các mầu, đó là: đặt cạnh nhau (tương cận) và đặt chồng lên nhau (chính-phụ).
    Với mối quan hệ Tương Cận thì các màu thường tác động đến nhau theo phương thức cộng hưởng hoặc giảm trừ:
    + cộng hưởng: giúp tăng cường cảm giác vốn có của một màu (Vd: làm màu nóng thêm nóng, làm mầu tối thêm tối…)
    + giảm trừ: làm giảm cảm giác vốn có của một màu (Vd: làm màu nóng bớt nóng, làm mầu tối bớt tối…)

    sac-do-mau-p2-2.jpg
    Với mối quan hệ Chính – Phụ thì bạn phải để ý trước tiên tới việc sắc độ của màu làm nền, và màu đóng vai hình, sau đó mới quan tâm đến sự cộng hưởng hay giảm trừ.
    Lí do đã được nêu ở phần một, khi thiết kế, chúng ta cần đạt được sự dễ đọc (legibility), chứ không phải là đọc được (readibility). Vì không có các nhà thiết kế, mọi người vẫn đọc được mà. Và mắt thì nhạy cảm với sắc độ hơn với màu nhiều lần (do cấu tạo của mắt, tế bào cảm nhận ánh sáng có số lượng gấp 10 lần tế bào cảm nhận màu sắc).

    sac-do-mau-p2-3.jpg
    Để có thể thiết lập mối quan hệ Chính – Phụ một cách đơn giản: xem màu nào nên là màu nền, màu nào của hình. Hoặc khi có nhiều màu, bạn cần biết màu nào sẽ nổi bật nhất (cho cấp thông tin thu hút nhất), màu nào ít nổi bật hơn. Và để xác định được điều này, bạn phải lưu ý, trên nền sáng, những màu tối thường bắt mắt hơn màu sáng. Và ngược lại, trên nền tối, những màu sáng thường bắt mắt hơn.

    sac-do-mau-p2-4.jpg
    Những điều phân tích trên mang tính nguyên tắc sắc độ giúp thị giác nhận diện thông tin dễ dàng. Trong sáng tạo, bạn có thể phá vỡ mọi điều, nhưng lúc đó, bạn cần có ý đồ rõ ràng và các kĩ thuật đồ họa phức tạp hơn.

    sac-do-mau-p2-5.jpg
    sac-do-mau-p2-6.jpg
    LUYÊN KĨ NĂNG ĐƠN GIẢN

    B1: khi nhìn một màu, ko chuyển về đen trắng, bạn thử đoán xem nó ở thang xám bao nhiêu?
    B2: khi nhìn một bố cục, hay thử đoán xem trật tự sắc độ của nó đã đúng với trật tự mặc định (trên nền trắng và trên nền đen) chưa. Và độ chênh giữa các thang là bao nhiêu?

    Nhờ có kĩ năng này, bạn sẽ biết điều chỉnh một màu sáng lên hoặc tối đi bao nhiêu thì sẽ dễ đọc. Hoặc khi chỉnh một bức ảnh, khoảng cách sắc độ giữa các chi tiết bao nhiêu thì ảnh sẽ trong hoặc rất trong.

    Bài 01: SẮC ĐỘ CỦA MÀU - PHẦN 3- và hết phần sắc độ

    Bạn thường nghe thấy phối kiểu pastel, neon nhưng không rõ nguyên tắc của nó, hoặc không hiểu phải diễn tả một cảm xúc, thông điệp, tính chất như thế nào qua màu sắc.
    Thực chất, điều này liên quan khá nhiều đến sắc độ của một bố cục.
    - Pastel: là kiểu tương phản yếu, các thang sắc độ chênh nhau mỏng, thường ở mức tối thiểu (5% xám)
    -Neon: là các màu tương phản nóng-lạnh mạnh, và đồng thời còn tương phản sắc độ mạnh với nền.

    sac-do-3.jpg
    Còn giả dụ bạn cần diễn tả một cảm xúc trưởng thành, tin cậy, chắc chắn thì bạn cần giữ biên thang sắc độ có độ chênh không quá thâp hay quá cao (tương phản trung bình), và các thang sắc độ này tăng giảm ổn định, không bị gãy (giống như những bậc thang trên chiếc cầu thang vậy)

    Khi chuyển dịch từ sắc độ sang màu, vẫn có những màu có sắc độ tương đương với màu tương cận, nhưng lại có độ thu hút cao hơn là do chúng ta bị chi phối bởi khuynh hướng tâm lí thị giác như màu: đỏ, cam, vàng, nõn chuỗi…Khi gặp những màu này, bạn phải tùy trường hợp và điều tiết sắc độ của chúng cho phù hợp với tương quan của bố cục. Còn nói chung, phần lớn các màu đều nằm trong sự chi phối của sắc độ.

    sacdo3-1.jpg sac-do-3-2.jpg sac-do-3-3.jpg
    sac-do-3-4.jpg
    sac-do-3-5.jpg
    sac-do-3-6.jpg

    Nguồn: Vũ Thu Hương
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/designer-sac-do-cua-mau-trong-thiet-ke-do-hoa.4995.html"