[Designer] Ngôn ngữ màu trong thiết kế đồ họa

Thảo luận trong 'Hỏi đáp - Hướng dẫn' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 11/10/17.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    NGÔN NGỮ MÀU

    PHẦN 1
    Mỗi màu đều có một thông điệp riêng được mã hoá trong nó thông qua lịch sử, văn hoá, địa lí...Do đó, khi màu sắc thay đổi, ngôn ngữ sẽ thay đổi theo. Và như thế, thông điệp cũng vì thế mà biến đổi.
    Thông điệp bằng màu nói riêng, ngôn ngữ đồ hoạ nói chung thường được người xem tiếp nhận thông qua cảm xúc, chứ không phải bằng kinh nghiệm (mặc dù chính kinh nghiệm đã giúp hình thành nên cảm xúc). Và cũng như ngôn ngữ, thông điệp của màu phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa và kinh nghiệm của từng nhóm người, từng quốc gia cụ thể. Cùng một khái niệm sang trọng, lộng lẫy, mỗi quốc gia trên mỗi châu lục khác nhau sẽ lựa chọn nhóm màu khác nhau (xem vd).

    Màu theo con mắt của những người trong lĩnh vực hội họa là sẽ tồn tại 3 màu gốc, từ đó sinh ra 3 màu tiếp theo là 3 màu bổ túc, rồi từ những màu này, ta có hàng triệu màu khác nhau (màu phái sinh). Vậy làm sao để bạn có thể đọc được ngôn ngữ của hàng triệu màu này.
    Theo kinh nghiệm của mình thì:
    + Trước nhất, bạn hãy nắm chắc ngôn ngữ của các màu cơ bản. Những màu sau này có “giọng” (voice) như thế nào phần lớn chịu ảnh hưởng của màu gốc.
    + Sau đó, bạn hãy xem nó bị chi phối bởi kĩ thuật điều chỉnh màu nào (sẽ nói ở Phần 3).
    + Xem “đối tác” của nó là những màu gì? Mối quan hệ là chính phụ hay tương cận?
    Vì những điều này, dưới đây, mình đưa ví dụ cho bạn 6 màu cơ bản: Đỏ, Xanh Lam, Vàng; Cam, Xanh lá và Tím (Riêng màu Lam bạn đừng gọi là xanh dương nhé, vì từ này không đúng cho người trong chuyên ngành, và dễ bị nhầm sang màu coban nếu dịch ra tiếng Việt).

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG VỐN MÀU CỦA BẠN?
    Mình thường làm việc với nhiều bạn đồng nghiệp và tương tác với các học viên, cứ gặp market nào nhiều mảng mầu hoặc phải làm một hạng mục trong nhiều năm là họ sẽ bị đuối. Câu mình hay nghe thấy nhất là: “bây giờ chả biết dùng màu gì?”

    Thực ra, nếu màu sắc là một ngôn ngữ, thì mỗi màu chính là 1 từ. Vậy giống như học ngoại ngữ thôi, muốn làm giàu vốn từ, bạn nên tích lũy nó qua năm tháng. Mỗi tháng hay mỗi năm lại đọc và mở rộng cho mình những màu mới. Và có 1 tổ chức nghiên cứu về màu rất lớn dành cho giới thiết kế là Pantone, đã thành lập được 50 năm. Mỗi năm họ lại đưa ra các dự báo theo mùa rất uy tín cho giới thời trang, nội thất và đồ họa. Bạn có thể coi đây là 1 nguồn tham khảo rất hữu ích.

    Thêm vào đó, nếu xét về phổ màu (bạn có thể thấy nó trên palette màu của các phần mềm), sẽ thấy không có nhiều màu lắm. Nhưng về tone màu thì lại vô vàn, vậy bạn hãy học cách phân biệt “giọng” của những màu tương đồng như đỏ cam – đỏ cờ - đỏ tím – đỏ bordeaux – đỏ marsala xem chúng khác nhau như thế nào. Và đây mới là vùng để đánh giá xem bạn có phải là dân đồ họa chuyên nghiệp không.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/designer-ngon-ngu-mau-trong-thiet-ke-do-hoa.5002.html"