Chia sẻ bài viết về "Khởi nghiệp" hay của giáo sư John Vu

Thảo luận trong 'Kĩ năng' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 4/11/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    Khởi nghiệp không phải là chỉ có ý tưởng hay. Ai cũng có thể có ý tưởng và phần lớn đều tin rằng ý tưởng của họ là hay nhất. Nhiều sinh viên nghĩ rằng có ý tưởng là có thể khởi nghiệp - đó là sai lầm. Mọi người có thể có ý tưởng hay nhưng có nhiều điều “không hiển nhiên” mà bạn vẫn phải làm để dat đến mục đích. Sinh viên thường tin rằng họ có kĩ năng kĩ thuật, họ có thể tạo ra websites, họ có thể viết mã thì họ có thể tạo ra công ty khởi nghiệp. Đó là niềm tin cũ đã lỗi thời của giai đoạn “dotcom”.

    khoi-nghiep.jpg

    Để thành công trong thị trường ngày nay, sinh viên phải biết lập kế hoạch, biết kiểm nghiệm ý tưởng với khách hàng, với thị trường , biết thực thi, biết tiếp thị và biết cạnh tranh. Để thành công, khởi nghiệp phải biết giải quyết vấn đề mà nhiều người cần nhưng không thể giải quyết. Do đó khi bạn mang lại “giải pháp”, họ sẵn sàng trả tiền để có được giải pháp đó.

    Steve Jobs dùng công thức này trong năm 1976 và giải quyết vấn đề mà nhiều người cần: Họ cần máy tính nhưng không thể mua máy tính IBM lớn giá hàng triệu đô la. Steve cung cấp máy tính nhỏ có thể làm được một số chức năng như máy tính lớn nhưng chỉ bán ba nghìn đô la. Chỉ trong hai năm, ông ấy đã bán được hơn hai triệu máy tính Apple và trong vòng năm năm Apple thâu tóm thị trường máy tính nhỏ.

    Google cũng đi theo công thức này. Google không phải là công ty động cơ tìm kiếm đầu tiên. Đã có bẩy công ty động cơ tìm kiếm vào thời đó nhưng tất cả đều khó dùng nên chỉ vài người có kĩ năng máy tính mới dùng được. Một số động cơ này đòi hỏi người dùng phải trả tiền để sử dụng. Google đã giải quyết vấn đề này bằng việc làm cho động cơ tìm kiếm thành dễ dùng hơn các đối thủ cạnh tranh khác và cung cấp miễn phí. Giá trị của Google: “Tại sao trả tiền cho một động cơ tìm kiếm “khó dùng” trong khi bạn có thể dùng một động cơ tìm kiếm “dễ dùng” mà chẳng phải trả tiền.” Trong một thời gian ngắn, Google thâu tóm thị trường rồi trưởng thành là công ty lớn nhất.

    Nhưng đó chỉ mới là một nửa của điều “không hiển nhiên”: “Giải quyết vấn đề cho nhiều người.” Google tiếp cận tới các công ty với đề nghị khác: “Khi mọi người tìm gì đó liên quan tới sản phẩm của công ty bạn, chúng tôi sẽ hiển thị quảng cáo của bạn nhưng bạn không phải trả chừng nào họ còn chưa vào website của bạn. Công thức của Google: "Chỉ phải trả tiền khi người dùng truy cập vào website của công ty đó" hay “trả theo cú bấm chuột.” Điều này cũng giải quyết vấn đề kinh doanh vì nó hiệu quả hơn là quảng cáo “ngẫu nhiên” vì người truy cập Google tìm sách vở sẽ không bao giờ chú ý tới quảng cáo xe hơi. Khi mọi người bấm vào quảng cáo họ quan tâm, họ có ý mua và đó là cách tiếp thị mới và điều đó giải quyết vấn đề cho các công ty này, nên họ trả cho Google nhiều tiền. Bằng việc tiếp cận tới khách hàng bằng những giá trị khác nhau và các quan hệ khác nhau, Google thành công.

    Nếu bạn có ý tưởng, bạn phải tự hỏi: Nó có giải quyết vấn đề mà nhiều người cần không? (Giá trị khởi nghiệp) Bao nhiêu người có vấn đề này? (Kích cỡ thị trường) Những người này là ai? (Khách hàng) Làm sao bạn đạt tới họ? (Kênh tiếp thị ) Họ sẵn lòng trả bao nhiêu? (Thu nhập) Nó tốn của bạn bao nhiêu? (Chi phí Bạn giải quyết vấn đề làm sao ý tưởng và sản phẩm của bạn được bảo vệ và không dễ dàng được sao chép bởi người khác? (Lập thế cạnh tranh). Nếu bạn làm được như thế và giải pháp của bạn là giá trị duy nhất thì bạn có cơ hội thành công.

    Tôi thường tóm tắt bài giảng của tôi bằng những câu hỏi giản dị mà sinh viên phải trả lời: (Cái gì, Ai, và Làm sao)

    Cái gì: Vấn đề bạn đang định giải quyết là gì? Sản phẩm của bạn là gì? Dịch vụ của bạn là gì? Ai: Ai là khách hàng của bạn? Ai có vấn đề? Làm sao: Làm sao bạn giải quyết vấn đề này? Thị trường lớn thế nào? Bạn định đạt tới khách hàng thế nào? Làm sao bạn dẫn lái nhu cầu? Làm sao bạn làm tiền?

    Bằng việc trả lời những câu hỏi đơn giản này, sinh viên có thể kiểm nghiệm ý tưởng của họ để xác định liệu họ có ý tưởng gì đó mà có thể phát triển thành viễn kiến cho công ty khởi nghiệp và nó có thể phát triển thành doanh nghiệp trong tương lai.

    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

    Mùa hè năm ngoái khi dạy ở Nhật Bản tôi có một buổi thảo luận với sinh viên ở đó. Chủ đề đi vào vấn đề khởi nghiệp. Một sinh viên hỏi: “Hệ thống giáo dục của Nhật là một trong những hệ thống tốt nhất, người Nhật đã thành công lớn trong công nghệ sản xuất điện tử, xe hơi vv. nhưng không biết tại sao Nhật Bản không đào tạo được các nhà khởi nghiệp như Bill Gates, Steve Jobs, hay Marc Zuckerberg?”

    Tôi giải thích “Trước khi trả lời câu hỏi của em, tôi muốn biết bao nhiêu em sẽ sẵn sàng từ bỏ một việc làm tốt tai Toyota, Nissan, Sony, Toshiba, Hitachi, Mitsubishi để khỏi nghiệp một công ty ?

    Các sinh viên nhìn nhau ngơ ngác vì câu hỏi bất ngờ nên không ai giơ tay để cho câu trả lời. Họ toàn là những sinh viên giỏi, học ở các đại học hàng đầu, và khi tốt nghiệp, họ sẽ có việc làm tốt từ các công ti hàng đầu. Tất nhiên, không có lí do để khởi nghiệp mà không có đảm bảo khi có việc làm tốt và lương tốt.

    Sau mấy phút im lặng và có lẽ họ đều biết câu trả lời, tôi đặt câu hỏi khác: “Tại sao các em lựa chọn làm việc cho một ai khác khi có thể khởi nghiệp và trở thành một người chủ công ty? Lần này đã số đều cười lớn và trả lời: “Không lo rủi ro.”

    Tôi giải thích: “Tất nhiên, không ai thích rủi ro. Những người khởi nghiệp phải có đam mê về ý tưởng của họ. Họ chấp nhận rủi ro, sẵn sàng mạo hiểm để hoàn tất nó. Đó là lý do trên thế giới có rất nhiều người muốn thành “Bill Gates” nhưng chỉ có một Bill Gates duy nhất vì tất cả không có đủ đam mê, cương quyết và không chịu chấp nhận rủi ro. Nếu không muốn mạo hiểm, em không thể là nhà khởi nghiệp được.”

    Một sinh viên của tôi đã khởi nghiệp thành công kể cho lớp rằng: “Khởi nghiệp giống như việc có con. Khi người người phụ nữ muốn có con, cô ấy quên về các thay đổi trong cuộc sống mà cô ấy sẽ chịu đựng trong suốt 9 tháng hay đớn lúc sinh đẻ. Cô ấy quên mọi điều bởi vì cô ấy muốn có con. Cô ấy sẵn sàng chịu dựng để nuôi dưỡng, chăm sóc đứa con. Bắt đầu một công ti cũng giống như có con nhỏ, nếu em không sẵn sàng và chấp nhận, em không khởi nghiệp được.

    Để bắt đầu công ti, nhà khởi nghiệp phải chấp nhận rủi ro, bất định đang chờ đợi vì họ đam mê về điều họ muốn làm. Không có đam mê, họ không có khả năng vượt qua chướng ngại. Đó là lý do phần lớn những người khởi nghiệp đều thất bại và từ bỏ vì họ không có đủ kiên nhẫn và đảm mê để theo đuổi đến cùng. Em cần biết rằng với một người thành công, có lẽ có cả nghìn người hay hơn đã thất bại. Phần lớn sinh viên trẻ đều nhìn vào những người thành công như Steve Jobs, Bill Gates và ao ước được như họ. Không mấy ai tìm hiểu rằng Bill Gates, Steve Jobs cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi khởi nghiệp nhưng vì động năng của họ manh, họ tin vào điều họ làm và họ vượt qua trở ngại.”

    Một sinh viên bình luận: “Thầy nói đúng. Phần lớn chúng em ghen tị với người Mĩ nhưng thực tế; không ai muốn phiêu lưu thế. Từ thời niên thiếu chúng em đã lớn lên trong môi trường mà mục đích của giáo dục là có được việc làm tốt. Cha mẹ chúng em làm điều đó, ông bà chúng em làm điều đó, và chúng em không muốn thay đổi.”

    Sinh viên khác thêm: “Ở Nhật Bản, nếu sinh viên nói “Tôi muốn khởi nghiệp,” gia đình sẽ nghĩ: “Nó điên, nó muốn phí đời nó, và phí tiền gia đình vào cái gì đó ngu xuẩn.” Truyền thống tại đây không khuyến khích khởi nghiệp, it ai muốn khởi nghiệp mà chỉ muốn có việc làm tốt, có lương tốt và sống yên ổn mà thôi.”

    Một sinh viên khác nói thêm: “Ở Nhật, từ tiểu học tới trung học, và thậm chí ở đại học, mục tiêu duy nhất là có được điểm tốt và tốt nghiệp với hạng cao. Đại học không khuyến khích khám phá hay tự truy tìm. Chúng em được dạy phải tuân theo qui trình trật tự chứ không làm gì khác được.”

    Sinh viên khác không đồng ý: “Nhưng nền giáo dục đã thay đổi rồi. Ngày nay sinh viên được dạy áp dụng khái niệm mới và khuyến khích tư duy độc lập nhiều hơn. Tất nhiên vẫn có thiếu sót do cách nhìn từ trên xuống nhưng điều đó sẽ thay đổi. Có thể cần thời gian nhưng mọi sự sẽ thay đổi. Ngày nay sinh viên cần phải tự học nhiều hơn thay vì chỉ tuân theo những điều được dạy ở trường. Nếu chúng em được đào tạo về khởi nghiệp, chúng em có thể làm cho điều đó xảy ra. Và theo thời gian Nhật có thể sản xuất được nhiều người khởi nghiệp”

    Tôi giải thích: “Tôi không nghĩ có thể “sản xuất” được người khởi nghiệp. Điều đó phải có ở trong máu họ, trong óc họ, và trong đam mê của họ. Họ phải theo đuổi cái gì đó mà họ tin vào. Nhật Bản có nhiều nhà khởi nghiệp trong lịch sử nhưng nhiều em quên mất. Ngày nay các em chỉ nhìn ra bên ngoài chứ không biết quay vào bên trong, hay xem lai lịch sử của nước các em. Các em chỉ nhìn vào Bill Gates, Steve Jobs như anh hùng nhưng trước Gates và Jobs, đã có Masaru Ibuka và Akio Morita người đã bắt đầu một công ti sửa radio ở Tokyo. Trong cuộc viếng thăm Mĩ năm 1950, Ibuka nghe nói về phát minh transistor. Ông ấy đã mua bằng phát minh công nghệ transistor đem về Nhật Bản và đã phát triển radio transistor. Trong khi công ti Mĩ đã xây dựng radio transistor đầu tiên nhưng radio transistor của người Nhật Bản là kinh doanh thương mại thành công nhất vào thời đó. Trong những năm 1960 quãng 85% thị trường radio transistor thuộc về Nhật Bản. Chính radio transistor đã cho sinh thành ra công nghiệp điện tử ở Nhật Bản. Tên công ti đó là Sony.”

    “Ngày nay một số các em nghĩ nhà khởi nghiệp là ai đó nên các em nhìn những người như Bill Gates hay Steve Jobs mà không nhìn vào những người của chính quốc gia các em. Một số các nhà khởi nghiệp giỏi nhất ở nước em đã xây dựng nên công nghệ điện tử và xe hơi ở chính đây mà tôi không hiểu tại sao các em lại quên được những điều này? Họ đã trải qua biết bao khó nhọc, khó khăn bởi sự tàn phá của Thế chiến II cho nên họ đam mê xây dựng để tái tạo lại một nền kinh tế cho tương lai của nước này và “phép lạ kinh tế” của Nhật Bản ngày này là do công lao của những người ấy. Thay vì đọc sách về Bill Gates hay Steve Jobs, em nên đọc sách về Akio Morita và cách ông ấy đã biến đổi Sony thành một trong những công ti điện tử lớn nhất trên thế giới. Tôi đã đọc về cuốn sách của ông Morita nhiều năm trước và tôi vẫn đọc lại nó vì tôi ngưỡng mộ lòng dũng cảm của ông ấy trong thời cực kì khó khăn.”

    “Có lẽ các em đã không biết “anh hùng” của Steve Jobs là Akio Morita và ông ấy thường liên lạc với ông Morita để xin lời khuyên. Đây là vài lời khuyên mà ông Morita đã dạy cho Steve Jobs: “Nếu muốn sản xuất một phát kiến gì đó cho thị trường, nó phải là cái gì đó khác, cái gì mà chưa một ai làm, cái gì làm ngạc nhiên mọi người vì chưa ai nghĩ ra được.” Nếu em đọc kỹ cuốn sách của Steve Jobs, em sẽ thấy lời khuyên nầy.

    Hiện nay các em nhìn vào các nhà khởi nghiệp thành công ngoại quốc mà quên rằng khởi nghiệp bắt đầu từ đây, nó bắt đầu từ Tokyo. Các em phải biết rõ lịch sử của nước mình, không phải nước khác. Mọi quốc gia đều có cái hay và cái không hay. Các em phải biết đề cao cái hay và bỏ những cái không hay. Các em không thể có tinh thần “vọng ngoại” được mà phải biết nhìn về thực lực của mình và tự hỏi: Tôi có thể làm gì cho nước tôi, cho dân tộc tôi và có thể tạo ra sự khác biệt.

    Nguồn: Giáo sư John Vu​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/chia-se-bai-viet-ve-khoi-nghiep-hay-cua-giao-su-john-vu.3069.html"