Cái nghèo đáng sợ nhất là nghèo tư duy

Thảo luận trong 'Cuộc sống' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 25/4/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    {Sưu Tầm} Lẽ ra tôi viết tiếp liền mạch với bài hôm trước “Câu chuyện của người khai hoang”. Nhưng tôi thấy điều này rất quan trọng và nên ưu tiên viết trước

    deb12bf8f75d9d31e9ec177452fe1ad5.jpg


    Tôi quan sát một điều các bạn trẻ phần lớn tôi hỏi sao không kinh doanh đi, dạ em không có tiền. Sao không đi du lịch đi, dạ em còn lo trả nợ tiền vay mua nhà. Sao không ở quận 1 mà ở Gò Vấp, dạ em không có tiền. Không có tiền sao mua được nhà ở đó, dạ em mua trả góp.

    Có nhiều bạn trẻ hỏi mình gói mua nhà 30 ngàn tỷ gì đó. Rồi tính toán lãi suất cao, rồi thế này thế kia. Nói ngắn gọn là trong não của các bạn tự tay ghi tên mình vào danh sách những người nghèo. Rồi các báo thì viết đất nước ta nghèo lắm, dân tộc ta nghèo lắm, lao động ta rẻ lắm. Trong não các bạn phóng viên đó cũng đóng dấu nghèo vào.

    Đến ông ngoại tôi cũng vậy. Đất đai thì ôi thôi rồi. Tôi là cháu rể mà ông ngoại làm giấy cho tôi mảnh đất cũng nhỏ, chiều ngang 150m mặt tiền trước chợ có tầm 1500 m2 thôi. Nhưng nhìn chung là tinh thần con cái vẫn cứ thấy nghèo, ứng xử theo kiểu người nghèo, thái độ theo cách người nghèo và hành động theo cách người nghèo. Trông là rất tiết kiệm, ít ăn, ít tiêu, ít đi du lịch. Tới già muốn đi du lịch thì không còn sức khỏe nữa nên cả đời không đi ra khỏi đất nước Việt Nam. Rồi chết trong nỗi buồn không thanh thản ra đi được.

    Có lẽ cái nghèo nó đeo bám ghê gớm từ tổ tiên đến con cháu hay sao mà ai cũng thấy nghèo, nói ra là nói nghèo, cái gì cũng nghèo. Trong khi đó một bên rừng bao la chặt cây xuống là có bữa cơm. Một bên là biển thả lưới xuống có bữa cơm. Ngoài khơi xa bỏ mũi khoan là có bữa cơm. Chặt, hút, khoan riết rồi cũng hết. Chúng ta lao động rất cật lực ở tầng từ miệng trở xuống. Còn tầng từ mắt trở lên có vẻ yếu đi. Chính vì vậy mà hao kiệt tài nguyên thì nhiều chứ các sản phẩm sáng tạo thì ít. Chúng ta dành rất nhiều đất, xi măng, vật trang trí để làm bao cơ sở du lịch, hotel, resort, người ta làm cái trang web đặt phòng thôi. Mình tốn rất nhiều tiền để mua xe, nhân lực để lái, xăng để đổ, rồi còn có mấy cô đứng ngoài nắng trùm khăn dán miệng vào bộ đàm, đến nhanh đến nhanh kẻo trể.

    Nhiều doanh nhân trong nước tại các doanh nghiệp được xem là lớn nhất nước la chan chát trong nước. Vậy mà cứ có mặt trong các sự kiện lớn mang tầm quốc tế ngồi chung với các tỷ phú nước ngoài là không bao giờ dám lên hàng đầu. Gặp thì không nói thành lời luôn. Đứng lên trên bục là mồ hôi ướt hết. Có lẽ trong não họ nghĩ họ nhỏ hơn, họ nghèo hơn, họ sợ.

    ngheo-tu-duy-800x445.jpg

    Ủa, mình có thể ít vốn hơn. Doanh nghiệp mình ít nhân viên hơn. Chứ về đạo đức, tinh thần, trung thực thì mình sao mà thua họ. Cớ gì phải sợ, cớ gì phải đóng dấu vào cái nghèo của mình.

    Tôi thì suy nghĩ đơn giản. Trong tất cả môi trường hay phạm vi. Tôi cứ đóng dấu mình là người giàu có, mình phải có cốt cách, thái độ, ứng xử của người giàu có. Vào trân đấu thì mình phải đóng dấu mình là người thắng, xóa từ thua ra khỏi đầu. Học thì phải đóng dấu mình đỗ, rớt xóa ra khỏi đầu. Đi tu thì phàm và Phật thì đóng dấu mình là Phật, còn Phàm bỏ ra khỏi đầu. Để làm Phật thì phải tu như Phật. Để giàu có thì làm như người giàu có. Để chiến thắng thì phải làm như người chiến thắng, thế thôi.

    Thời sinh viên, đứa nào cũng có tiền đi tìm thuê phòng nhỏ nhỏ ở chung. Có đứa có cả xe máy, cha mẹ tháng nào cũng cho tiền. Còn tôi thì suy nghĩ khác. Tôi đi xe đạp tìm các căn biệt thự to, khu vực trung tâm. Rồi tìm các bạn sinh viên có nhu cầu thuê, ghi lại vài đứa có nhu cầu. Xong tới đàm phán thương lượng với chủ nhà. Tiền cọc thì lấy tiền cọc của mấy đứa sinh viên khác mà đóng. Phòng thì cho tụi nó thuê lại còn mình chọn phòng nào đẹp nhất mình ở làm ông chủ nhà. Chẳng tốn đồng tiền thuê nhà nào cả. Ra chợ Nhật Tảo mua vài con sò, bo mạch về đấu dây lại làm bộ âm ly, loa bỏ băng vào nghe nhạc Cha Cha Cha. Lấy cái giá vẽ tối tối ngồi vẽ tranh chì cô gái khỏa thân dưới nắng vàng chiều. Các em gái sinh viên thấy sao anh chủ nhà nay sao mà lãng mạn quá. Cô nào cũng đem lòng yêu quý.

    Đến tết thì lên báo Tuổi Trẻ nhờ đăng bài miễn phí, nhận thầu sơn nước các chung cư căn hộ, biệt thự. Khách có gọi thì gặp chủ nhà nhắn lại cho chứ có máy nhắn tin hay điện thoại gì đâu. Rồi cũng đi nhận thầu, mà có biết làm đâu. Chỉ cần vào hẻm tìm ông thợ sơn nước hỏi. Để nhận thầu làm sơn nước thì cần gì chú ơi. Mày cần thợ sơn, cần sơn, cần cọ, cần ru lô. Một m2 công là A tiền, có sơn là B tiền. Nhưng mà quan trọng là có công trình. Thế là nhận công trình, tiền sơn và vật tư chủ nhà lo mua. Chủ thầu thì đi xe đạp, gọi mấy đứa sinh viên cạo, chà rồi trả công cho tụi nó đứa nào cũng mừng rụng rốn. Thợ sơn thì thuê cuối tuần nhận tiền thì chia cho mấy ổng. Còn tiền lời thì bỏ túi đi mua sách, dư thì gửi về cho mẹ già. Ngồi kể chuyện vui cho tụi sinh viên nó làm và mấy ông thợ sơn hùng hục lăn qua lăn lại khí thế. Ai cũng vui vẻ làm việc hăng say.

    Đến lúc đi dạy kèm cũng vậy, đứa nào cũng tìm chỗ dạy đóng phí. Đứa thì trả giá, chọn chỗ nào dạy ngon, tiền cao mới nhận, còn rẻ thì đứa nào cũng chê. Mình thì khác, cứ dạy kèm miễn phí cho khỏe. Kiến thức cho đi thì giàu thêm có mất gì. Mình cứ dạy nhiệt tình, có trách nhiệm và sáng tạo. Chẳng cần nghĩ ngợi gì được hay mất, có hay không. Hay phải thế này phải thế kia. Vậy mà tới cuối năm con họ vào đại học thì họ “ép” mình nhận tiền họ mới vui. Nhận thì nhận thôi chứ biết sao giờ, số tiền cộng lại thì có mà đi mua đất Sài Gòn ở khu vực Tân Phú bây giờ cũng được.

    Nếu các bạn sáng tạo, có kỹ năng, biết kinh doanh thì các bạn có thể ở nhà quận 1, ở Nguyễn Huệ hay bất cứ đâu, Ở trong rừng sâu cũng được. Bạn cũng có thể kiếm được tiền. Tiền có thể đầu tư cái khác, mắc gì phải thiếu nợ ngân hàng rồi è cổ ra trả nợ hoài.

    Nếu tiết kiệm các bạn phải tính cả thời gian, rủi ro trên đường đi làm, sức lực, tinh thần. Rồi đến tinh, khí thần, rồi cả tiết kiệm nhai ít cho bao tử ít làm việc. Có đi bộ tập thể dục thì cũng ít bước mà hiệu quả. Đi trong chánh niệm. Phải tiết kiệm lời nói vì nói nhiều mau chết, hao lực. Rồi tiết kiệm mắt nhìn nhìn hình xấu. Rồi tiết kiệm tai nghe đừng nghe điều xấu. Rồi tiết kiệm tư duy đừng tư duy xấu, rồi tiết kiệm thần lực. Rồi tiết kiệm tinh, quan hệ tình dục ít thôi nhưng chất lượng, để con cái khỏe mạnh, bạn giá khỏe mạnh đẹp. Bạn tiết kiệm tắt hết điện đi thì nhà tối đen, không có đẹp, Ma nó thích bóng tối, thế là nó vào nhà nó ẩn trong đó. Bạn nghĩ xấu là bọn ma quỷ nó nhập vào nhà quạy tung ngay. Có nhiều cách tiết kiệm và tích lỹ cũng như đầu tư chứ không phải cứ tính toán từng đồng là tiết kiệm đâu.

    Đến khi start up cũng vậy, các bạn nhìn xem đi, tất cả các quỹ có mặt ở Việt Nam hiện giờ rất bé. Phần lớn các quỹ đầu cơ thì nhiều. Có quỹ đầu tư thì bé bé. Các start up Việt Nam cũng vậy. Họ không dám nghĩ lớn, không dám cho ra idea lớn. Và ai cũng quay quần 90 triệu dân. Có bạn thì xa hơn tý nghĩ đến chuyện to tát nhưng rồi cũng không dám to hơn nữa. Trong khi đó các nhà đầu tư lớn họ cần cái big idea, new idea. Cái gì có thể thay đổi loài người, thay đổi thế giới. Cái gì để xa hơn, dài hơn và kiếm rất rất nhiều tiền hơn. Chứ không phải cái vài năm, rồi vài chục triệu USD, vài trăm triệu USD.

    Sao cứ phải bắt chước idea người ta, sao cứ phải không cần sáng tạo chỉ cần làm khác. Không cần cái mới chỉ cần làm tốt.

    Tôi nói thiệt hình ảnh CEO Sundar Pichai của google qua Việt Nam ngồi trên cái ghế nhựa và uống cái nước quái gì không biết. Nhưng đó là một hình ảnh tồi tệ, chẳng biết ai tư vấn hình ảnh kiểu này. Ngồi quán cóc cũng phải hình ảnh nó art, nó đẹp. Chứ không phải hình ảnh tồi tệ như thế này. Đến khi phát biểu của Pichai theo các báo truyền tải lại, các bạn cứ quay trong nước đi với 90 triệu dân đi. Nói thiệt tui biết Sundar Pichai có thể quan sát vào thái độ và cách ứng xử của người Việt, ứng xử của doanh nhân Việt và cách ứng xử của các Start up Việt rồi nói thế. Hay Sundar Pichai nói đại ra.... cần gì phải giữ hình ảnh và khách sáo thế.

    Đất nước Singapore giàu lên vì có người lãnh đạo tư duy theo cách người giàu, làm theo cách người giàu, chơi với người giàu. Đất nước Nhật cũng vậy, Hàn Quốc cũng vậy. Vậy thì cớ gì Việt Nam chúng ta cứ phải đóng dấu trong não mình nghèo.

    Một người Nhật nói với tôi rằng, tôi không tin người Việt. Tôi hỏi vì sao mày nói vậy ( vì bạn ấy nhỏ tuổi hơn nên gọi bằng mày cho dễ hiểu). Tôi bị giật điện thoại và túi hôm qua. Tôi nói mày bị một đứa ăn cắp lấy cái điện thoại mà mày nói 90 triệu dân tao như thế. Đất nước mày cũng có ăn cắp vậy. Mày không tin người Việt làm sao tao tin mày, làm sao tao tin người Nhật. Nó im luôn rồi sorry.

    Đời chúng ta không được nhận mình nghèo nữa. Lãnh đạo chúng ta cũng không được nói dân tộc ta nghèo nữa. Truyền thông không được nói dân ta nghèo nữa.

    Các Start up không được nghĩ nghèo nữa, không được cho ra idea nghèo nữa, không được hành động theo cách người nghèo nữa.

    Chúng ta không phải là nghèo, có điều chúng ta ít tiền thôi.

    *tối này viết tới đây thôi đau cánh tay quá rồi. Còn nhiều điều muốn chia sẻ cùng các bạn lắm. Cố lên tôi yêu Việt Nam



    Sưu tầm: từ facebook của anh Phong Phạm #happybook
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/cai-ngheo-dang-so-nhat-la-ngheo-tu-duy.1617.html"