Nhiều người khi tự làm lẩu ở nhà thường có thói quen thích rau gì sẽ chuẩn bị rau đấy mà không biết nhiều loại rau và lẩu kỵ nhau sẽ gây ra ngộ độc rất nặng! Các loại rau kỵ của từng món lẩu Lẩu hải sản, thủy sản kỵ rau chứa vitamin C: Nếu bạn ăn lẩu với các loài động vật có vỏ, sống trong nước như tôm, cua, sò, nghêu, ốc,… thì hãy tránh dùng cà chua, ớt, chanh, mướp đắng,… kẻo gây ra ngộ độc thạch tín, có thể gây tử vong cho người dùng nếu liều lượng quá cao nhé! Lẩu hải sản, thủy sản không nên ăn cùng rau, hoa quả giàu vitamin C Lẩu thịt gà không ăn kèm rau kinh giới; lẩu bò không ăn kèm mùng tơi Nếu bạn dùng kèm 2 loại này với nhau thì ăn lẩu xong rất dễ bị đau bụng. Nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu. Dù ngon nhưng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu! Lẩu thịt dê không ăn kèm giấm: Nếu bạn ăn kèm 2 thứ này với nhau thì những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê như hoạt chất sinh học và đạm sẽ bị phá hủy, rất đáng tiếc! Nghe Lẩu Đức Trọc mách cách kết hợp rau – lẩu ngon mà an toàn cho sức khỏe Dân nghiền lẩu Hà Nội chắc chắn không còn lạ gì Lẩu Đức Trọc – 1 trong những địa điểm lẩu nổi tiếng là đông khách nhất Hà Nội rồi đúng không? Thực đơn của Lẩu Đức Trọc có 10 loại lẩu, từ gà, dê, bò đến ếch, hải sản, lẩu Thái, riêu cua,… cho nên cho những loại lẩu bạn thường nấu ăn ở nhà đều là “chuyên môn” của quán. Lẩu Đức Trọc rất quen thuộc với các tín đồ lẩu, nhậu Hà Nội Dưới đây là những gợi ý cách kết hợp rau ngon mà bổ nhất cho từng loại lẩu của “Thần Lẩu” Đức Trọc, bạn tham khảo nhé: 1. Lẩu riêu cua: Loại lẩu “dễ tính” nhất, ngon, bổ mà lành vì cua chết sẽ bốc mùi ngay nên không dùng làm riêu nấu lẩu được, đảm bảo tươi sống. Món này có thể ăn kèm với nhiều loại rau nhưng ngon nhất thì phải có hoa chuối thái rối (nhớ ngâm nước muối cho trắng và bớt chát). Lẩu riêu cua và hoa chuối rất hợp vị 2. Lẩu gà: Món này nên dùng kèm bắp chuối thái rối, rau muống, rau đắng, kèo nèo, bông súng là ngon nhất. 3. Lẩu ốc: Ăn lẩu ốc thì không thể thiếu tía tô thái nhỏ để tạo mùi. Rau hợp nhất là rau muống chẻ. Thịt bò và đậu phụ cũng rất thích hợp để ăn kèm lẩu ốc. Lẩu ốc và rau muống chẻ, thịt bò, đậu phụ là những "cặp bài trùng" tuyệt vời 4.Lẩu vịt: Lẩu vịt nên cho thêm rau ngổ. Rau nhúng lẩu nên chọn muống non, ngắt bỏ bớt lá cho giòn. Ngoài ra, Mình khuyến khích nên dùng các loại rau tính lành như muống, cải xoong, cải ngọt, nấm, mướp đắng, cải thảo, ngó sen, khoai tây, cà rốt kèm đậu phụ cho món lẩu và hạn chế dùng các loại rau dễ gây dị ứng như dọc mùng, giá đỗ, hoa bí,…