85% máy tính từng nhiễm virus lây lan qua USB

Thảo luận trong 'Máy tính - Laptop' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 13/11/15.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    Theo báo cáo tổng kết an ninh thông tin năm 2014, tỉ lệ máy tính nhiễm virus qua USB lên tới 85%, có giảm so với năm trước nhưng vẫn là quá cao.

    85-may-tinh-tung-nhiem-virus-lay-lan-qua-usb.png



    Nếu so với con số hơn 90% năm trước, tỉ lệ này dù có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Lý giải điều này, các chuyên gia của Bkav cho biết, việc Microsoft cắt bỏ tính năng AutoRun đối với USB từ Windows 7 và trên cả Windows XP phiên bản cập nhật đã giúp giảm đáng kể loại virus này. Tuy nhiên tại Việt Nam, lượng máy tính dùng hệ điều hành Windows XP phiên bản cũ còn tương đối nhiều, cùng với đó là việc xuất hiện của virus W32.UsbFakeDrive có thể lây lan bùng phát chỉ với thao tác đơn giản là mở ổ đĩa của người dùng khiến cho USB vẫn là nguồn lây nhiễm virus phổ biến.

    Vậy làm thế nào để bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiệm virus từ USB? Câu hỏi tưởng như “xưa như trái đất” này vẫn là vấn đề cập nhật bởi nhìn vào số liệu năm 2014 chúng ta có thể thấy, người dùng Việt vẫn mắc lừa “tin tặc USB” quá nhiều.

    Để đảm bảo tránh nhiễm virus qua USB hãy làm theo hướng dẫn sau:

    1. Nếu bạn vẫn đang dùng Windows XP phiên bản cũ, hãy cập nhật hệ điều hành “luôn và ngay”

    Đừng chần chừ và cũng đừng tiếc tiền, hãy bảo vệ bạn trước khi để virus xâm nhập và làm mất hết dữ liệu. Thử nghĩ xem thiết hại nào lớn hơn: bỏ tiền mua một đĩa cài hệ điều hành tốt hay mất hết dữ liệu và thậm chí bị mất cả thông tin về tài khoản ngân hàng, mật khẩu... Ngoài ra, những phiên bản hệ điều hành càng về sau càng thông minh và hiện đại, bạn sẽ chẳng mất gì và chỉ được mà thôi.


    85-may-tinh-tung-nhiem-virus-lay-lan-qua-usb-2.png


    2. Cài phần mềm diệt virus

    Điều này quá hiển nhiên nhưng nhiều người vẫn vô tư cắm USB vào mà không có bất cứ phần mềm diệt virus nào trong máy. Làm như vậy chẳng khác nào xây nhà mà không làm cửa. Có rất nhiều loại phần mềm diệt virus từ cơ bản đến cao cấp, từ miễn phí đến tính phí. Bạn có thể thoải mái lựa chọn một phần mềm phù hợp với yêu cầu sử dùng và khả năng thanh toán của mình. Đương nhiên, nhớ quét USB bằng phần mềm diệt virus trước khi mở.

    3. Cứu chiếc máy tính khi lỡ “dính” virus W32.UsbFakeDrive

    Trong trường hợp bạn đã trót “dính” virus W32.UsbFakeDrive, thứ virus có tốc độ lây lan chóng mặt vào thời điểm năm 2014, vẫn có cách để “cứu” chiếc máy tính của bạn.

    Đầu tiên bản cần hiểu virus W32.UsbFakeDrive là gì. Đặc điểm nhận dạng của W32.UsbFakeDrive là khi chúng ta truy nhập vào USB đã bị nhiễm Virus W32.UsbFakeDrive sẽ thấy một lối tắt (shortcut) của ổ đĩa USB đó và phải mở ổ đĩa shortcut này mới thấy được dữ liệu của người dùng. Thực ra lúc click vào ổ đĩa shortcut đó cũng là lúc máy tính bị nhiễm mã độc của USB. Khi truy nhập vào USB chỉ thấy hình shortcut USB mà không thấy dữ liệu của mình, tốt nhất là không nên truy cập.

    Nếu đã lỡ dính loại virus này, hãy tải bản mới nhất của các phần mềm diệt virus như AVG hay BKAV để “quét” sạch loại virus này ra khỏi thiết bị của bạn.


    85-may-tinh-tung-nhiem-virus-lay-lan-qua-usb-3.png

    4. Hạn chế sử dụng USB để chuyển dữ liệu

    Hiện đã có rất nhiều phương thức khác để chuyển dữ liệu. File nhẹ chúng ta có thể gửi qua email, Bluetooth, Wi-Fi. Những tập tin nặng hơn có thể “ký gửi” qua các bên thứ 3 như Google Drive, Dropbox, hay các trang chia sẻ file. Nếu không muốn nhiễm virus lây qua USB, cách tốt nhất là đừng sử dụng USB nữa.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/85-may-tinh-tung-nhiem-virus-lay-lan-qua-usb.122.html"