7 mẹo đàm phán để được lương cao khi 'nhảy việc' đầu năm

Thảo luận trong 'Kỹ năng mềm' bắt đầu bởi tranvcuong94, 8/5/16.

  1. tranvcuong94

    tranvcuong94 Moderator Moderator

    Tham gia ngày:
    9/4/16
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    Đầu năm có lẽ là thời điểm các công ty sẽ có nhiều biến động về nhân sự. Có rất nhiều lý do để một nhân viên không còn nằm trong kế hoạch của công ty hay công ty không còn là nơi lý tưởng để nhân viên cống hiến nữa. Vậy nên kỹ năng đàm phán lương sẽ rất hữu ích trong thời gian này.

    bay-meo-dam-phan-de-co-luong-cao.jpg

    Để đạt được mức lương mong muốn, bạn cần thể hiện sự khốn khéo và tinh tế trước nhà tuyển dụng. Đàm phán lương bổng là một vấn đề khá tế nhị, trước khi một cuộc phỏng vấn, bạn phải hiểu rõ và lường trước những tình huống không ngờ tới.

    Dưới đây là một số những bí mật mà các công ty săn đầu người chia sẻ, qua đó bạn có thể có được vài kinh nghiệm để thương lượng thành công mức lương xứng đáng cho mình.

    - Giữ bí mật về mức lương mong muốn đến cuối buổi phỏng vấn

    Bạn muốn nhà tuyển dụng đưa ra mức lương họ sẽ trả cho bạn trước khi đề nghị. Tuy nhiên đây không phải là điều bạn có thể kiểm soát được, đặc biệt ngay đầu buổi phỏng vấn họ đã hỏi bạn về mức lương bạn mong muốn.

    Nhưng nếu bạn có thể giữ việc tiết lộ thù lao mình muốn đạt được đến phút cuối cùng, bạn nên cố gắng làm điều đó. Dan Martineau, người sáng lập trang tuyển dụng chuyên về công nghệ Martineau Recruiting Technology cho biết:

    “Một khi nhà tuyển dụng quyết định rằng phải có bạn, chỉ khi đó bạn mới có được vị thế để đàm phán”, ông nói với Business Insider. “Không có gì khác so với việc bạn mua một chiếc váy, chiếc xe, hoặc nhà. Khi tôi hiểu được giá trị của món đồ, tôi sẵn sang trả tiền cho nó”.

    Nhưng bạn nên làm gì nếu nhà tuyển dụng đề nghị một mức lương cho bạn ngay lúc bắt đầu buổi phỏng vấn? Martineau khuyên bạn nên gây ấn tượng với với họ. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mức lương hiện tại của tôi là X. Tôi đang tìm kiếm một mức phù hợp nhất với kinh nghiệm và khả năng của mình. Với vị trí này (vị trí mà bạn đang ứng tuyển) thì khoảng lương nào là phù hợp?”.

    - Biết được mức lương công ty có khả năng trả cho bạn

    Trước buổi ‪#‎phỏngvấn‬, hãy tìm hiểu khoảng lương mà nhà tuyển dụng có thể đồng ý khi đàm phán. Bạn có thể nghiên cứu trên các trang web tuyển dụng hoặc hỏi các nhân viên hiện đang làm trong công ty đó nếu có thể.

    “Một số ứng viên có kinh nghiệm và kiến thức tốt”, Eddie R.Koller III, giám đốc nhân sự kiêm đối tác của Koller Search Partners, một công ty “săn đầu người” cho biết. “Nhưng nhà tuyển dụng lại có những giới hạn khả năng chi trả”.

    Nếu bạn đòi hỏi một mức cao hơn nhiều so với mức mà nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn, họ có thể phải loại bỏ bạn trong thời điểm đó, dù bạn có giỏi đến đâu đi chăng nữa.

    - Đưa ra một phạm vi lương thay vì một con số chính xác

    Điều này cho nhà tuyển dụng thấy được sự linh hoạt của bạn và giúp cho cuộc đàm phán dễ dàng hơn trong trường hợp mức lương bạn yêu cầu quá cao.

    “Hầu hết các công ty sẽ tìm được điểm phù hợp trong khoảng lương bạn đưa ra thậm chí nó còn rơi vào khoảng 1/3 phía trên”, Martineau cho biết. Về cơ bản, nếu họ muốn tuyển bạn bạn họ sẽ không gửi thông điệp sai cho thấy cả hai bên không gặp gỡ được nhau.

    - Đề nghị một mức ‪#‎lương‬ chính xác đến từng số lẻ

    Một nhà tuyển dụng có trụ sở tại thành phố New York khuyến nghị, nên dùng một con số lẻ trong cuộc đàm phán. Ví dụ, thay vì đề nghị mức 70.000 USD, bạn nên yêu cầu 71.500 USD.

    Malia Mason, công bố nghiên cứu của mình trên The Journal of Experimental Social Psychology, chia sẻ với Business Insider rằng việc sử dụng một số lẻ thay vì con số tròn sẽ giúp bạn nhấn mạnh được mức mong muốn của mình và cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng định lượng chính xác, chi tiết của bạn. Ngay cả khi bạn đưa ra một khoảng thì cũng nên dùng số lẻ.

    - Hãy phản biện với mức lương mà nhà tuyển dụng đề nghị, nhưng không làm điều đó quá một lần

    Khi bạn nhận được một lời đề nghị, bạn nên đề nghị lại nhà tuyển dụng một mức mà bạn cho rằng hợp lý hơn. Tuy nhiên, Koller cho rằng bạn không nên làm điều đó nhiều hơn một lần vì sau đó “nó trở nên khó chịu với nhà tuyển dụng”.

    “Một khi điều đó xảy ra, nó thực sự làm cả hai phía bực bội” và bạn cũng sẽ không muốn bắt đầu một công việc mới với ánh mắt thiếu thiện cảm.

    - Tỏ ra hứng thú, thoải mái nhưng không nên thái quá

    Bạn nên duy trì thái độ lạc quan, phấn khích trong quá trình phỏng vấn tuy nhiên không nên thái quá nếu không trông bạn chẳng khác nào chết đuối vớ được cọc. Việc bộc lộ cảm xúc thái quá cũng sẽ làm người tuyển dụng nghi ngờ sự trung thực của bạn.

    - Đừng bao giờ nói dối về mức lương hiện tại

    Nhà tuyển dụng có rất nhiều cách để tìm hiểu được mức lương hiện tại của bạn nhờ mối quan hệ giữa các công ty. Bạn không nên nói dối về điều này, chắc hẳn bạn cũng không muốn bắt đầu một công việc mới với một lời nói dối trong hồ sơ.

    Cho dù bạn đang tìm kiếm một vị trí thấp hơn hoặc cao hơn, luôn luôn giữ sự tự tin trong lúc phỏng vấn và trung thực về những gì bạn muốn.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/7-meo-dam-phan-de-duoc-luong-cao-khi-nhay-viec-dau-nam.1697.html"