ROUTER LÀ GÌ ?

Thảo luận trong 'Mạng căn bản' bắt đầu bởi tranvcuong94, 8/5/16.

  1. tranvcuong94

    tranvcuong94 Moderator Moderator

    Tham gia ngày:
    9/4/16
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    N/A
    Nơi ở:
    N/A
    Web:
    N/A

    I.ROUTER LÀ GÌ ?

    1.Lịch sử phát triển


    Theo sự gia tăng người sử dụng yêu cầu ứng dụng mạng, chỉ cần NAT một đã không đủ. Đặc biệt, người dùng của mạng lưới để đảm bảo an ninh mạng và chạy trơn tru khác của yêu cầu chức năng, thiết bị định tuyến băng thông rộng, thiết kế phức tạp hơn, bao gồm một máy chủ ảo FIREWALL, DMZ, và nhiều tính năng khác lên một đa chức năng băng thông rộng router của đường giao thông, tất cả các router SOHO ra đời. Bây giờ, một xu hướng ngày càng trở nên rõ ràng, router băng thông rộng dần dần từ SOHO ban đầu, các ứng dụng nhà đi ra, số lượng lớn các người dùng doanh nghiệp cỡ trung bình vào chọn mạng như một thiết bị mạng, nhưng trong môi trường này, người sử dụng kinh doanh trên băng thông rộng router thực hiện yêu cầu chức năng phức tạp hơn: chẳng hạn như nhanh hơn, an toàn hơn, quản lý, đầy màu sắc và phương thức ứng dụng như vậy. Vì vậy, các router băng thông rộng cho thấy xu hướng phát triển đa dạng hóa và đa dạng, hiệu quả, thành phần sản phẩm khác nhau tốc độ cao băng thông rộng phát triển của thị trường SMB router.



    2.Khái niệm

    Router là một thiết bị cho phép gửi các gói dữ liệu dọc theo mạng. Một Router được kết nối tới ít nhất là hai mạng, thông thường hai mạng đó là LAN, WAN hoặc là một LAN và mạng ISP của nó.
    Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.

    Router được định vị ở cổng vào, nơi mà có hai hoặc nhiều hơn các mạng kết nối và là thiết bị quyết định duy trì các luồng thông tin giữa các mạng và duy trì kết nối mạng trên internet. Khi dữ liệu được gửi đi giữa các điểm trên một mạng hoặc từ một mạng tới mạng thứ hai thì dữ liệu đó luôn luôn được thấy và gửi trực tiếp tới điểm đích bởi Router. Chúng hoàn thành nó bằng cách sử dụng các trường mào đầu (header) và các bảng định tuyến để chi ra đường tốt nhất cho việc gửi các gói dữ liệu, và chúng sử dụng các giao thức như là ICMP dể liên lạc với nhau và cấu hình định tuyến tốt nhất giữa bất kỳ hai máy trạm.
    Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.

    Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức – tức là, cách một máy tính kết nối mạng giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.

    II.CẤU TẠO CỦA ROUTER

    Cấu tạo của bộ định tuyến (router) Bộ định tuyến (Router ) là một thiết bị mạng máy tính được thiết kế đặc biệt để đảm đương được vai trò sử lý truyền tải thông tin trên mạng. Nó được thiết kế bao gồm các phần tử không thể thiếu như CPU, bộ nhớ ROM, RAM, các BUS dữ liệu, hệ điều hành.

    Các phần tử khác tuỳ theo nhu cầu sử dụng có thể có hoặc không bao gồm trong giao tiếp, các module và tính năng đặc biệt của hệ điều hành.
    CPU : Điều khiển mọi hoạt động của Router trên cơ sở các hệ thống chương trình thực thi của hệ điều hành.

    ROM : Chứa các chương trình tự động kiểm tra và có thể có các thành phần cơ bản nhất cho bộ định tuyến có thể thực thi được một số hoạt động tối thiểu ngay cả khi không có hệ điều hành hay hệ điều hành bị hỏng.

    RAM : Giữ các bảng định tuyến, các vùng đệm, tập tin cấu hình khi chạy, các thông số đảm bảo hoạt động của bộ định tuyến khác.

    NVRAM (None-volatile RAM): là nơi chứa file cấu hình khởi động (Startup-Configure ), không bị mất thông tin khi mất nguồn. File Startup-Config được lưu trong này để đảm bảo khi khởi động lại, cấu hình của Router sẽ được tự động đưa về trạng thái đã lưu giữ trong file. Vì vậy, phải thường xuyên lưu giữ file running-config trong RAM thành file startup-config.

    FLASH : là thiết bị nhớ / lưu trữ có khả năng xoá và ghi được, không mất dữ liệu khi cắt nguồn. Hệ điều hành của bộ định tuyến được chứa ở đây. Tuỳ thuộc các bộ định tuyến khác nhau hệ điều hành sẽ được chạy trực tiếp từ Flash hay được bung ra RAM trước khi chạy. Tập tin cấu hình cũng có thể được lưu trữ trong Flash.

    Khi khởi động router sẽ tự đọc ROM để nạp IOS trước khi nạp file Startup-Config trong NVRAM.
    Hệ điều hành (IOS): đảm đương hoạt động của bộ định tuyến. Hệ điều hành của các bộ định tuyến khác nhau có các chức năng khác nhau. Mỗi bộ định tuyến có thể chạy rất nhiều hệ điều hành khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng cụ thể, các chức năng cần thiết phải có của bộ định tuyến và các thành phần phần cứng có trong bộ định tuyến.

     ROM (Read Only Memory) Đặc điểm và chức năng sau:
     Duy trì chương trình chuẩn đoán giúp Router khi mở lên có khả năng tự kiểm tra
     Lưu trữ chương trình khởi động và hệ điều hành cơ bản.
     Có khả năng nâng cấp phần mềm bằng cách thay thế những chip được lắp đặt

    Interface (các cổng giao tiếp):
     LAN: thường là một trong nhiều kiểu kết nối khác nhau của mạng Ethernet hay Token Ring. Những cổng giao tiếp này có chip điều khiển cung cấp kết nối logic giữa Router với phương tiện truyền dẫn. Cổng giao tiếp LAN có thể được lắp cố định hoặc được lắp đặt thêm

     WAN: là cổng giao tiếp bao gồm ISDN, Serial và được tích hợp CSU (Channel Service Unit). Cũng giống như các cổng giao tiếp LAN, cổng giao tiếp WAN cũng có các chip điều khiển đặc biệt. Cổng giao tiếp WAN có thể lắp cố định hoặc được lắp thêm

     Console/AUX: là những cổng tuần tự được sử dụng chủ yếu cho việc khởi tạo cấu hình ban đầu của Router. Những cổng này không phải là những cổng mạng. Chúng thường được dùng để cho phép máy tính kết nối đến thông qua cổng COM trên máy tính hoặc thông qua modem


    III.ROUTER:

    1. Đầu tư một router ADSL

    Những thông số cần quan tâm:
    • Tốc độ: Thường thì tốc độ của loại router hạng trung vẫn khá nhanh - vào khoảng 80Mps. Mặc dù chúng chậm hơn loại router 100Mbps nhưng giá lại chưa tới 100USD.
    • Ăngten: Loại router phổ thông thường chỉ có 2 ăngten, đồng nghĩa với tốc độ chậm hơn, và tín hiệu sẽ không tốt ngoài khoảng cách 180m.
    • Card tăng tốc: Để kích tốc độ cho loại router này, bạn vẫn cần phải sử dụng card PC Card hoặc ExpressCard.
    • Băng tần: Loại router phổ thông thường không hỗ trợ mạng 2 băng tần (sử dụng cả 802.11n và 802.11a để cung cấp tốc độ ổn định hơn cho bất cứ thiết bị kết nối nào).
    Khi chọn mua, bạn cần xem xét và cân nhấn các yếu tố sau đây:
    • Card: Bạn có thể bỏ qua PC Card hoặc ExpressCard nếu không quá quan tâm tới tốc độ của router. Nếu laptop của bạn đã được tích hợp sẵn Wi-Fi, thì tốc độ chỉ cần khoảng 50Mbps, chứ không cần tới 80Mbps đến mức phải mua thêm card.
    • Chuẩn N và G: Các loại router thế hệ 802.11n rất đáng để đầu tư lâu dài bởi nó hoạt động nhanh hơn nhiều so với 802.11g. Chuẩn N cực kỳ tiện lợi cho những thiết bị mới như TV Apple, hoặc các chuẩn Wi-Fi mwois hơn.
    • Bảo mật: Các lựa chọn bảo mật đã không thay đổi nhiều trong những năm qua, vậy nên những dòng router phổ thông vẫn hỗ trợ chuẩn WPA (Wi-Fi Protected Access), chuẩn bảo mật không dây mạnh nhất hiện nay.

    Hầu hết các router (bộ định tuyến) băng thông rộng có mặt trên thị trường đều hỗ trợ Wi-Fi. Người dùng có hàng loạt lựa chọn khi muốn mua router cho sinh hoạt cá nhân hay công việc kinh doanh. Chọn được sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng là việc làm quan trọng, các loại router Wi-Fi ADSL phổ biến hiện nay đều có mức giá từ khoảng 800.000đ - 2,3 triệu đồng như: Linksys, Dlink, Draytek… Duy một số thương hiệu có mặt tại Việt Nam chưa lâu như Tenda, Buffalo… có mức giá chỉ tầm 300.000đ - 1,5 triệu đồng. Hầu hết sản phẩm đều được bảo hành 12 tháng. Router Wi-Fi hiện tại có hai chuẩn phát sóng phổ biến là chuẩn 802.11G ở tốc độ 54 Mbps và chuẩn N với tốc độ tối đa có thể đạt được là 300 Mbps. Loại chuẩn G dùng tốt cho các doanh nghiệp nhỏ hay nhu cầu sử dụng trong gia đình. Ngoài ra, với nhu cầu doanh nghiệp bạn cần lưu ý đến tính năng tường lửa để phòng tránh các tác nhân gây hại. Công nghệ tường lửa phổ biến trong các router hiện nay là NAT, nhưng các sản phẩm hỗ trợ công nghệ SPI (stateful packet inspection) là lựa chọn tốt cho doanh nghiệp mà không cần phải đầu tư nhiều vào các công nghệ phức tạp.

    Trong khi đó, sản phẩm sử dụng trong gia đình sẽ đặt nặng nhu cầu tốc độ, vì thế các thiết bị phát sóng chuẩn N là lựa chọn tối ưu. Bởi các dòng router N thường được hỗ trợ tính năng đơn băng (single band) và hai băng tần (dualband) chạy song song. Trong khi các router G chỉ chạy băng tần 2.4 Ghz thì các dòng N sử dụng cả 5 Ghz. Vì vậy, băng thông truyền tải dữ liệu của dòng N luôn cao hơn khoảng năm lần so với loại G khi thử nghiệm trong thực tế. Tuy nhiên, người sử dụng cũng nên cân nhắc kỹ nhu cầu sử dụng khi đầu tư vào các router dualband vì chúng thường có giá cao hơn các loại single band.
    Cấu trúc bộ thu phát mạnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất hoạt động của các router Wi-Fi. Điều này đồng nghĩa với số lượng ăngten bên ngoài và bộ thu phát bên trong router càng nhiều thì cường độ tín hiệu càng tốt. Điều quan trọng là cứ một bộ thu phát được cấu hình bên trong cần đi kèm với một ăngten bên ngoài sẽ cho hiệu quả cao nhất.

    Bên cạnh đó, nếu không đủ tiền bạn cũng có thể tận dụng những sản phẩm đã qua sử dụng với các thương hiệu ổn định kể trên cũng với tầm giá khoảng 300.000đ. Tuy nhiên, bạn nên yêu cầu người bán hỗ trợ chế độ bao sử dụng kiểm tra thử trong vòng 3-7 ngày để phòng trường hợp sản phẩm đã bị lỗi.
    Một trong những tâm thế chuẩn bị trước khi lựa chọn sản phẩm là không nên tin theo tốc độ thiết bị được các nhà sản xuất quảng cáo. Một số hãng huênh hoang router của họ cho khả năng xử lý 300 MB/giây, nhưng với người dùng chuyên nghiệp, tốc độ không phải là vấn đề quan trọng nhất. Thay vào đó, tìm kiếm những sản phẩm có nhiều tính năng và đáp ứng được nhu cầu thực tế mới là điều ưu tiên.

    2.Các loại Router ADSL:

    2.1 TP-LINK TL-WR841ND Wireless N Router

    Hãng sản xuất: TP-Link / Đường truyền: 10/100 Mbps, Wireless, / Cổng kết nối (Interfaces): 4 x RJ-45 ( LAN ), 1 x RJ-45 ( WAN ), / Chuẩn giao tiếp: IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n, / Bảo mật ( Security ): WPA, WPA2, WEP, DMZ, SSID, / Management Protocol: HTTP , / Tính năng: VLAN, Firewall, IPv4.
    700.000 VNĐ
    (35,86 USD)

    2.2 Linksys WRT120N Wireless-N Home Router

    Hãng sản xuất: Linksys / Đường truyền: 10/100 Mbps, Wireless, / Cổng kết nối (Interfaces): 4 x RJ-45 ( LAN ), 1 x RJ-45 ( WAN ), / Chuẩn giao tiếp: IEEE 802.3, IEEE 802.3u, IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n, / Bảo mật ( Security ): WPA2, WEP , NAT, / Management Protocol: HTTP , SNMP 1 , / Tính năng: MDI/MDI-X, Firewall, / Trọng lượng (kg): 238
    976.500 VNĐ
    (50,03 USD)

    2.3 TP LINK TL-WR941ND 300M Wireless Lite N Router

    Hãng sản xuất: TP-Link / Đường truyền: 10/100 Mbps, Wireless, / Cổng kết nối (Interfaces): 4 x RJ-45 ( LAN ), 2 x RJ-45 ( WAN ), / Chuẩn giao tiếp: IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n, / Bảo mật ( Security ): WPA, WPA2, / Management Protocol: HTTP , / Tính năng: DHCP, VLAN, Firewall,.
    875.000 VNĐ
    (44,83 USD)

    2.4 Huawei E5830 Router 3G mini

    Hãng sản xuất: Huawei / Đường truyền: -, 10/100 Mbps, Wireless, / Cổng kết nối (Interfaces): 1 x Management - Console, 1 x USB, / Chuẩn giao tiếp: -, IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, / Bảo mật ( Security ): -, / Management Protocol: -, / Tính năng:
    2.869.000 VNĐ
    (146,98 USD)

    2.5 Cisco-Linksys WRT54G2-V1 Wireless-G Router

    Hãng sản xuất: Linksys / Đường truyền: 10/100/1000 Mbps, Chuẩn giao tiếp: IEEE 802.3, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n, / Bảo mật ( Security ): WEP, / Management Protocol: HTTP , / Tính năng: DHCP, IPS
    1.015.040 VNĐ
    (52 USD)
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/router-la-gi.1712.html"