QC Tester - một nghề thiếu nhân lực

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 4/11/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    qc-tester-mot-nghe-thieu-nhan-luc.png
    QC Tester kiểm thử phần mềm là một nghề thiếu nhân lực trầm trọng!
    Bạn có bao giờ tự hỏi khi các lập trình viên làm ra một phần mềm hay ứng dụng nào đó thì ai sẽ là người kiểm tra những sản phẩm này? Câu trả lời chính là các tester – chuyên gia kiểm định phần mềm sẽ làm công việc đó.
    Trong lĩnh vực phần mềm, ngoài nghề lập trình ra thì nghề kiểm tra chất lượng phần mềm (còn gọi là Tester hay QC Engineer) có vị trí còn khá mới mẻ đối với người học công nghệ thông tin (CNTT). Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về nghề này nhé, một nghề cũng rất thú vị không kém nghề lập trình.

    Tiềm năng của nghề

    Điều đầu tiên phải nói đến về tiềm năng của nghề đó là nhu cầu nhân lực: đây là một nghề cực kì khát nhân lực. Nhưng những ai theo học ngành CNTT đều đa phần là nghĩ ngay đến nghề lập trình vì thế khiến đầu ra của nghề tester có số lượng thấp hơn hẳn khiến các nhà tuyển dụng lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực.

    Nếu ở nước ngoài, tại các công ty phần mềm, trung bình cứ một lập trình viên thì có tới bốn tester. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, nghĩa là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn mới có đội ngũ nhân viên tester. Với những dự án quan trọng hơn thì tỉ lệ này đôi khi tăng lên 1:3.

    Nếu bạn định hướng theo nghề tester ngay từ đầu thì bạn cứ yên tâm có trong tay tấm vé xin việc làm ngay khi vừa tốt nghiệp.

    Nghề tester là gì?

    Công việc của những tester là tìm kiếm những sai sót, lỗi trong phần mềm. Công việc kiểm định phần mềm gồm 4 mức:

    1. Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị).

    2. Integration Test (Kiểm tra tích hợp)

    3. System Test (Kiểm tra mức hệ thống).

    4. Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).

    Hiện nay các lập trình viên cũng như doanh nghiệp phần mềm vẫn nhìn tester như là một nghề “cấp thấp”, nghề lập trình mới thật sự là “hình thức bậc cao”, đó là một quan niệm sai lầm. Nghề tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc phát triển phần mềm. Hai chữ “kiểm định” nghe có vẻ đơn giản, nhàn rỗi nhưng khâu này lại giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên. Chính vì vậy, tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công chung của dự án.

    Ngoài ra, công việc tester lại được các bạn nữ lựa chọn khá nhiều (gần 90% nhân viên tester là nữ) vì đây là một công việc tương đối nhẹ nhàng và lại phù hợp với phẩm chất của phụ nữ. Sự cẩn thận, kiên nhẫn giúp các chị em làm tốt công việc này và do đó cơ hội thăng tiến cũng rất cao. Mặc dù công việc nhẹ nhàng nhưng lại khá hấp dẫn vì luôn có những thách thức. Việc tiếp xúc với thiết bị, công nghệ mới thường xuyên sẽ giúp tester tăng thêm kiến thức và công việc không rập khuôn, nhàm chán như những lầm tưởng đã kể trên.

    Những tố chất để làm tốt công việc tester

    - Để kiểm tra trực tiếp trên source code (mã nguồn) của các lập trình viên, các tester cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Vì thế kiến thức chuyên môn về lập trình là điều đầu tiên cần có của một tester.

    - Họ còn phải có được những kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm vì kỹ sư kiểm định phần mềm cũng giống như bác sĩ chẩn bệnh, phải nắm vững kiến thức mới có thể chẩn đoán chính xác.

    - Ngoài ra, các tester cũng cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành, để tiếp cận kiến thức mới của thế giới.

    - Do đặc trưng của nghề nên các tester phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén. Nếu đã qua khâu kiểm tra mà sản phẩm vẫn bị lỗi, tester phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

    - Cuối cùng, “một kỹ sư kiểm tra chất lượng vừa phải có cái nhìn của người phát triển phần mềm, vừa phải là người dùng đầu cuối”, vì thế để trở thành tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/qc-tester-mot-nghe-thieu-nhan-luc.3067.html"