Em sẽ thất bại nếu đi từ bước 5 tới bước 10

Thảo luận trong 'Kĩ năng' bắt đầu bởi Trần Văn Cường, 25/4/16.

  1. Trần Văn Cường

    Trần Văn Cường I love CNTT Thành viên BQT Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    8/11/15
    Bài viết:
    3,693
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh Viên
    Nơi ở:
    Quảng Ninh thân yêu!
    Web:

    Đó là lời khuyên mà tôi may mắn được nghe từ một đàn anh, một thủ lĩnh của phong trào startup tại Việt Nam: Namster Do. Tại thời điểm đó (2012), nói thật thì tôi chưa thấy lời anh nói có ý nghĩa gì với startup của tôi vì tôi nghĩ tôi đang đi từ bước 1. Nửa năm sau, startup của tôi “fail”, đó là lần thất bại thứ 3 của tôi trong vòng 4 năm. Tôi ngồi lại, suy ngẫm và cố tìm ra bài học từ thất bại đó (như những gì trong sách giáo khoa thường khuyên nhủ) và cuối cùng tôi kết luận là “đen”.

    startup-fail.jpg

    Thời gian qua đi, giữa năm 2013, tôi lại tiếp tục với một startup khác về
    du lịch nhưng chưa được 9 tháng 10 ngày, cả đội quyết định giải tán vì chẳng tìm ra được cách để xây dựng dữ liệu. Rõ ràng tôi đã quá chủ quan, cứ nghĩ khi có người dùng thì sẽ có dữ liệu nhưng sau khi chạy được một thời gian, chúng tôi phát hiện ra rằng thật ra phải có dữ liệu mới thu hút được người dùng và đó là một bài toán quá khó với cả nhóm. Không phải là tôi không nhìn ra điều này khi mới bắt tay vào làm, nhưng con người luôn có xu hướng chọn đường dễ để đi nên tôi phớt lờ các giả
    thuyết khó khăn.


    Tôi đã thất bại 4 lần, mỗi lần vì một lí do khác nhau (công nghệ, bán hàng, con người, dữ liệu), tôi tự hỏi rằng còn bao nhiêu sai lầm và tôi còn
    phải “restart” bao nhiêu lần nữa?. Cuối cùng thì tôi cũng tìm ra câu trả lời mà tôi cho là xác đáng, đó chính là TÔI ĐÃ ĐI TỪ BƯỚC 5. Tôi kết luận một ý tưởng là tốt chỉ bởi tôi thích nó. Tôi khảo sát thị trường bằng cách hỏi vài người bạn, đăng vài “status” lên facebook. Tôi cũng chẳng có tiêu chí rõ ràng nào để chọn co-founder,.. Những việc cần làm cẩn thận thì tôi lại làm qua loa, đại khái, kết quả là chẳng khác gì không làm, có nghĩa chẳng phải là tôi đi từ bước 1 mà là từ bước 5.


    Tôi may mắn có cơ hội tiếp xúc với khá nhiều startup, một số ít đạt được thành công, phần còn lại đều thất bại. Tôi không thực sự hiểu hết lí do dẫn đến thất bại của họ, tuy nhiên có một điểm chung là họ đều khá chủ quan và dễ dãi với những nhận định của bản thân (giống như tôi trước đó).
    Tôi nhớ có lần tôi hỏi Vinh (founder của một startup về Quảng Cáo Liên
    Kết): “Cậu sẽ kêu gọi được bao nhiêu website tham gia hệ thống của cậu
    trong năm đầu tiên?” Vinh không ngần ngại đưa ra con số 2000 website. Với kinh nghiệm của mình, tôi biết chắc là đây là một con số không tưởng.


    Tôi nói “Mình nghĩ con số đó là không khả thi”. Vinh giải thích rằng cậu ấy đã nghiên cứu, khảo sát thị trường kĩ càng và thậm chí 2000 chỉ là con số khiêm tốn. Buổi nói chuyện sau đó còn kéo dài thêm một tiếng đồng hồ và cuối cùng Vinh vẫn giữ quan điểm về các con số mà mình có thể đạt được.
    Ba tháng sau, đội của Vinh giải tán vì không đủ kinh phí duy trì, Vinh thú nhận mọi việc không dễ dàng như tính toán ban đầu, số tiền mà Vinh nhận được từ việc liên kết với 2000 website (nếu được) là khá lớn nhưng số tiền mà mỗi chủ website nhận được thì chẳng đáng bao nhiêu nên không mấy người hứng thú để tham gia hệ thống của Vinh. Rõ ràng Vinh chưa tính đến điều này hoặc cố gắng tin vào một giả thuyết thiếu thực tế. Dù sao thì Vinh đã có được một bài học đáng nhớ sau thất bại này.
    Tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn lần đầu khởi nghiệp rằng ĐỪNG CHỦ QUAN và hãy NGHIÊM KHẮC VỚI BẢN THÂN HƠN (ý tôi không phải là làm việc 14 tiếng mỗi ngày mà là hãy tự đánh giá công việc của mình giống như cách bạn đánh giá công việc của người khác).
    Còn bạn? Bạn đã từng thất bại chưa? Nguyên nhân là gì?
     

    Bình Luận Bằng Facebook

    data-href="https://cnttqn.com/threads/em-se-that-bai-neu-di-tu-buoc-5-toi-buoc-10.1635.html"